K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Quốc Tử Giám - ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Chúc bạn học tốt !

5 tháng 11 2019

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

NG
18 tháng 9 2023

Tham khảo

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

29 tháng 10 2018

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

Người sáng lập: Lý Thánh Tông

Đơn vị hành chính: Hà Nội

Tôn giáo: Nho giáo

Quốc gia: Việt Nam

1,

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.Nơi này là nơi trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt Nam

2,mik ko biết

Bài làm

- Người ta cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

- Người ta cho xây dựng Quốc Tử Giám, nhằm cho các con em của vua, quan lại trong triều đình học.

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 12 2018

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước. Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa.

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.

Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu - Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh - thờ bố mẹ Khổng tử).

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

Ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn cũng sẽ cảm thấy bình yên lạ kỳ, tựa như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng trước. Chạm bước chân đầu tiên vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn sẽ ngỡ như được rời khỏi thực tại, bỏ lại sau lưng phố thị ồn ào, sầm uất.

Những người con đất Việt mỗi khi có dịp đặt chân vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại thấy bồi hồi, bâng khuâng và xúc động lạ kỳ trước vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm của “ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt”. Những giá trị xưa cũ từ lối kiến trúc truyền thống đến những đường nét, chi tiết chạm khắc tinh tế, sắc sảo cũng khiến mọi người cảm nhận được linh hồn cổ xưa của đất nước này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một ngọn nến vẫn luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Lạc bước vào ngôi trường ấy, dường như bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực, như được nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình khám phá tri thức nhân loại và luôn nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.

Hà Nội vẫn đang từng ngày đổi mới hiện đại và văn minh, thế nhưng đâu đó ở những góc phố của đất thủ đô vẫn luôn tồn tại những di tích cổ kính, trầm mặc và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, là hai mảnh ghép tồn tại song song cùng nhau. Chính vì thế, quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ luôn là một phần linh hồn của đất kinh kỳ Hà thành, của đất nước Việt Nam và sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những dân đất Việt.

21 tháng 5 2020

    MỘT QUẦN THỂ DI TÍCH ĐA DẠNG VÀ NỔI TIẾNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI,NƠI DỰNG LÊN TIẾN SĨ TRƯỚC ĐÂY:''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM'',THÌ NAY VẪN LÀ NƠI HỘI TỤ,TÔN VINH CÁC HỌC SĨ THIỀN TÀI VÀ CÒN LÀ ĐIỂM CẦU MAY MỘT SỐ THI NHÂN TRƯỚC KÌ THI CỬ.

     MỘT TÊN GỌI KÉP''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM''VỚI Ý NGHĨA TÔN THỜ NHÀ VĂN(LITERATURE'S TEMPLE)VÀ NƠI ĐÀO TẠO QUỐC TỬ-CÁC BẬC ĐẠI QUYỀN QUÝ CỦA CHIỀU ĐÌNH.GIÁ TRỊ NGUYÊN THỦY CỦA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM SO VỚI MỤC ĐÍNH SỬ DỤNG CỦA CHÚNG BỊ THAY ĐỔI...

HOK TỐT

10 tháng 10 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

k mk nha

6 tháng 3 2018

Bài văn giới thiệu về văn miếu mao điền:

Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ.

Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ.

Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu.

Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu; chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước.
Nguồn: Sưu tầm

cảm ơn bn nha

nếu đc bn có thể viết cho mik bài 2 kia đc ko?

“Tiến quân ca” cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam suốt gần 70 năm qua. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc, cũng như giá trị lịch sử của Quốc ca, Quốc kỳ nước ta.

Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.

Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhạc sĩ Văn Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.

Còn tại một căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật về một con người - ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ tặng.

Bà Nguyễn Thị Xu - Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

68 năm trước, ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người cùng lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội), Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã đi vào lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám”.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài Tiến quân ca.

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam. Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc hội mới có quyền thay”.

Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

68 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành.   
28 tháng 1 2018

-Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.

-Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

20 tháng 1 2017

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

20 tháng 1 2017
Thời tiền Pháp thuộc

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.