K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2019

a) Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”:

* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.

- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.

- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính.

- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, ”sốt run người”, ”vừng trán ướt mồ hôi”.

- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:

+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.

=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

b) Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.

- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.

- Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

- Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.

- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.

- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.



10 tháng 12 2019

có mở bài và kết bài cụ thể kongo cậu?

4 tháng 12 2019

1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

2. Giải thích nhận định:

· Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.

· Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.

· Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện; qua đó phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.

3. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:

Ý 1: Vẻ đẹp chung của hình tượng:

Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí

· Có trái tim yêu nước cháy bỏng.

· Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

· Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.

· Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.

Ý 2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:

* "Đồng chí" (Chính Hữu)

· Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

· Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.

· Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng. (Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)

* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

· Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.

· Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

· Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính (Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ... Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)

4. Đánh giá:

· Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn...

· Cả hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng đẹp về người lính trong những năm tháng chiến tranh nhưng không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà thơ. Các nhà thơ đã khắc tạc nên chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến...

· Những đặc sắc về nghệ thuật...

· Khẳng định tài năng, sự đóng góp của hai nhà thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

7 tháng 11 2017

Bài này làm 7 trang giấy :(

11 tháng 3 2018

Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp

    + Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội

    + Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh

    + Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy

- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy

    + Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan

    + Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

2 tháng 1 2022

check ib mình ạ

16 tháng 3 2017
Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

   

B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ

Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.

+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...

Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông

C. Kết bài

Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Bài mẫu

“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.

Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.

- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.

- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.

- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?

- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào

Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.

- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.

Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…

Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:

   “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

7 tháng 6 2019

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    + Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    + Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    + Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

- Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.