K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Những bài học nào có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ:

- Bài học về kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bài học về thực hiện khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.
- Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, đặc biệt trong chống giặc ngoài xâm.
- Bài học về sự nghiệp giáo dục phải góp phần đào tạo những con người yêu nước, có tinh thần sáng tạo, ham hành động và gần gũi với nhân dân.
- Bài học về đường lối trị nước phải kịp thời đổi mới và đổi mới phải phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện của thực tiễn.

20 tháng 7 2023

 Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.

- Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.

- Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham hành động,…

- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội.

- Về kinh tế:

+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.

- Về xã hội:

+ Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì đã nổ ra như: khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội),...

- Về chính trị:

+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.

+ Xung đột, chiến tranh giữa Chămpa với Đại Việt kéo dài gây tổn thất nặng nề. Ở phía bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược.
=> Yêu cầu khách quan đặt ra cho Đại Việt lúc này là phải giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Về chính trị: từ năm 1358, sau khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời, triều Trần nhanh chóng khủng hoảng, suy yếu.

+ Vua Trần Dụ Tông ngày càng sa vào ăn chơi, hưởng lạc. Triều chính bị gian thần lũng đoạn. Việc nước không còn được quan tâm.

+ Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.

+ Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,... Quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,... xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên.

+ Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.

+ Cũng từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương và các vùng lân cận (1344 - 1360), cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (1390),...

=> Trong bối cảnh đó, từ năm 1371, nhờ được vua Trần Nghệ Tông tin dùng, Hồ Quý Ly trở thành một đại thần của triều Trần và từng bước đề xuất, tiến hành những cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực. Sau khi thành lập (1400), triều Hồ tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách cho đến khi quân Minh xâm lược (1406).

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Từ cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng tên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội và chính trị:

- Về kinh tế - xã hội

+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.

+ Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì đã nổ ra như: khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội),...

- Về chính trị:

+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.

+ Triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh (Trung Quốc).

=> Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly - một quý tộc thuộc dòng họ ngoại của nhà Trần từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ (1400).

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Bối cảnh: cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực. Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly đã từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ và tiến hành cải cách đất nước.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Nội dung: từ cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều chính sách cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục,…) nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.

- Kết quả: bước đầu ổn định được tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước; tuy nhiên, một số chính sách còn bộc lộ điểm hạn chế, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.

Làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trấn, củng cố quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tinh hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.