K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Trong bài cái trống trường em nhà thanh hào có viết :

         Cái trống trường em

         Mùa hè cũng nghỉ

         Suốt ba tháng liền

         Trống nằm ngẫm nghĩ.

          Buồn không hả trống

          Trong những ngày hè

           Bọn mình đi vắng

           Chỉ còn tiếng ve ?

 Dựa vào các câu hỏi của em rồi đây hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên

A, Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với đồ vật gì ?

=> Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với cái trông của trường.

B, Bạn học sinh suy nghĩ về đồ vật đó ra sao ( khổ thơ 1 ) ? Lời trò chuyện của bạn ấy đối với đồ vật ( khổ thơ 2) thể hiện thái động gì ?

=> Bạn ấy nghĩ cái trống rất buồn . Lời trò chuyện của bạn ấy đối với đồ vật thể hiện thái độ rất yêu quý , trân trọng cái trống trường cũng như yêu quý ngôi trường của mình .

C, Qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào !

=> Qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh rất yêu quý ngôi trường của mình . 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào? Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao? Phiếu học tập số 3Những đặc sắc nghệthuật của văn bảnNội dung chủ đề đặtra trong bài thơ?Ý nghĩa...
Đọc tiếp

c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào?

 

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao?

 

Phiếu học tập số 3

Những đặc sắc nghệ

thuật của văn bản

Nội dung chủ đề đặt

ra trong bài thơ?

Ý nghĩa bài học rút ra từ bài thơ

 

Phiếu học tập số 4

Tình huống Em sẽ làm gì?

1. Nếu em bị bắt nạt

2. Nếu chứng kiến chuyện bắt

nạt

3. Nếu em là người bắt nạt

người khác

 

Bài 4. Viết đoạn văn (5 câu) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt đang diễn ra ở các nhà trường hiện nay.

Bài 5. Tìm ý cho bài văn “Kể lại một trải nghiệm của bản thân” (Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.)

 

(?) Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

(?) Những ai có liên quan đến câu

chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

1
19 tháng 9 2021

bài bắt nạt

6 tháng 1 2023

Please, please

 

6 tháng 1 2023

Mong mọi người trả lời ạ.

mk viết 1 bài văn tả quang cảnh trường em lúc tan học được chưaÔng mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi,chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng.Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.Cả ngôi trường chìm trong cái tĩnh lặng, đâu đó vang vọng tiếng đọc bài của học sinh, tiếng giảng trầm ấm của thầy cô hay tiếng gió chơi đùa cùng tán lá,...
Đọc tiếp

mk viết 1 bài văn tả quang cảnh trường em lúc tan học được chưa

Ông mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi,chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng.Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.

Cả ngôi trường chìm trong cái tĩnh lặng, đâu đó vang vọng tiếng đọc bài của học sinh, tiếng giảng trầm ấm của thầy cô hay tiếng gió chơi đùa cùng tán lá, tiếng lá khô xào xạc nơi góc sân trường. Tùng... Tùng... Tùng... Tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu đã kết thúc một buổi học. Cảnh ngôi trường lúc tan học thật nhộn nhịp.

Từ trong lớp các bạn bỗng ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân nhộn nhịp xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Các bạn đi theo nhóm bàn tán về ngày học hôm nay người bàn về bài toán khó, người lại lo lắng về đề văn cô giao về nhà. Trước khi về, cô giáo chủ nhiệm không quên nhắc các lớp về lịch trực tuần ngày mai. Cô tươi cười vẫy tay chào tạm biệt học sinh. Các bạn cũng khoanh tay chào cô rất lễ phép.

 Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về.Những ánh mắt ngóng trông, tìm kiếm con trẻ từ những đám học sinh đang chạy tới cổng trường. Những lời hỏi thăm ân cần về bài giảng hôm nay, về những câu chuyện vui vẻ đã xảy ra. Tiếng nổ máy, tiếng còi xe làm nhộn nhịp một đoạn đường trước cổng trường. Những em học sinh ngồi sau xe bố mẹ tíu tít kể về buổi học bổ ích,về con điểm chín, điểm mười đỏ chói đã đạt được. Tiếng trò chuyện vui vẻ, nụ cười đỏ thắm nở trên môi xua đi những vất vả, mệt nhọc của một ngày học tập, làm việc cần mẫn. Học sinh từ trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.

Khi chúng em đã về hết , bác bảo vệ đóng cánh cổng trường lại. Chỉ còn thấp thoáng bóng dáng bác lao công đang cần mẫn dọn dẹp lại bàn học, quét những chiếc lá cây vương trên sân trường. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, trầm ngâm như buồn buồn chờ đón chúng em vào ngày mai.

Buổi tan học diễn ra náo nhiệt mà thật nhanh chóng. Chúng em lại trở về với ngôi nhà thân thương cùng bố mẹ sau một ngày học tập vất vả. Sau bữa tối, em ngồi vào bàn học để chuẩn bị thật tốt bài học ngày mai. Sân trường ơi, lớp học ơi, ngày mai gặp lại!

1
23 tháng 9 2019

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

8 tháng 10 2021

1.Mẹ sinh ra là để bế bông chăm sóc cho trẻ nhỏ, để màg đến tình yêu thương và những lời ru ấm áp nhất.

2.món quà mà chỉ có mẹ mang đến được cho trẻ thơ là những lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đẹp, và là tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.

3.Bà đã đem đến cho trẻ những câu truyện cổ tích về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành, là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

4.Theo cách nhìn của nhà thơ,,bố dành cho trẻ những bài học về thiên nhiên, về cuộc sống, giúp trẻ thơ trưởng thành về trí tuệ.

5.Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh và trường lớp hiện lên rất đôic thân thương và bình dị như chữ viết, bàn ghế, lớp học, bảng phấn và thầy cô.

6. Sự xuất hiện của thiên nhiên và con người là để giúp cho sự trưởng thành và phát triển của trẻ nhỏ. Mọi thứ như thể sinh ra là vì trẻ thơ. Vì vậy mọi người cần yêu thương, chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về thể xác và tâm hồn.

8 tháng 10 2021

câu cuối sửa lại giúp mik:

Trẻ em chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em. Những người thân như ông,bà,bố,mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.

hok tốt! 

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết

7 tháng 3 2022

bài thơ đou ?

những bài thơ , bài hát mà em biết về bác hồ là :

+ bài hát : miền nam chiến 

+ bài thơ :  không đề

+ bài thơ : ngắm trăng

+ bài thơ : đêm nay bác không ngủ 

...

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha...
Đọc tiếp
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường   Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà Người ta bảo con sắp thành thi sĩ Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga   Con sẽ hát về mẹ và về bạn Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò Và thơ con có một dòng sữa chảy Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta. Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng) Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy   Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.  Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó? Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
0