K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

– Nhà: Nhiều nhà được quây quần bên nhau tạo thành làng, nhà được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao…
– Làng xóm: 
+ Làng Việt cổ: Thường có lũy tre xanh bao bọc, mỗi làng có một đình thờ Thành hoàng, Thành hoàng làng là người có công với làng, với nước. Đình là nơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng. Một số làng còn có các đền, chùa, miếu…
+ Làng hiện nay: Đã có thay đổi là nhà và đồ trong nhà ngày càng tiện nghi, hiện đại hơn.

23 tháng 4 2018

Trả lời

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.
Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một cơn gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.
Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như táp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…
Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau , sân nhà em đã lưng nước.
Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.
Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

23 tháng 4 2018

Trong màn mưa giăng kín lối, sủi bọt trắng xóa trên sân còn cảm nhận thấy cái mùi hanh hanh ngai ngái của hương vị ngày hè. Trong những ngày nắng gắt của mùa hè miền Bắc, những cơn mưa rào như những thứ đặc sản mà người ta vẫn mong ngóng suốt không thôi. Nhờ có cơn mưa rào mùa hè vồn vã mà dường như lòng người cũng đã dịu lại cái bực tức khó chịu trong mấy ngàyoi nực. Sau khi vội vã thu dọn những quần áo, trấu thóc và củi khô … khỏi cơn mưa, mọi người thanh thản đón chờ món quà của thiên nhiên vui vẻ và nhẫn nại.

Những đứa trẻ hồn nhiên vui thích ra vầy nghịch dưới màn mưa đã đầy sự sống, chúng té nước, lăn xả thỏa thê. Vài cô cậu học trò mắc kẹt vì cơn mưa không tiếp tục quãng đường về, dừng lại trú ttrong một mái hiên, vui vẻ trò chuyện cười đùa. Mấy bác mang xô chậu phấn khởi hứng đầy nước mưa để dùng. Ai cũng xuýt xoa cơn mưa mùa hạ ngọt quá, đã đầy quá để vạn vật như hồi sinh sau cái héo của nắng hè.

Trong cơn mưa giăng mắc, tôi ngồi ở bậc cửa mong bố về nhà. Chờ đến lúc mưa đã ngớt tầm đã thấy bóng bố từ đầu ngõ, bố tôi vác cái cày sau lưng “đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa” với cái áo mi tơi mỏng manh đã rách ba – bảy chỗ và cái nón mê sờn cũ. Bố cười với tôi sáng cả vùng trời rồi đưa cho một túi cá rô đồng. Bố bảo “Mưa được mẻ cá con gái ạ, tốt quá, thế này cứ mong mưa thôi”. Tôi đón lấy mẻ cá mà cười xuề xòa, thầm cảm ơn cơn mưa rào tốt tính!

Đúng như cái tên của nó, cơn mưa rào mùa hạ đến thật nhanh mà đi cũng thật chóng, Mang theo cả cái vẻ ồn ào của nó, trả lại cái thanh bình ban đầu  Nhưng sự thoải mái, không khí nó mang lại đã làm dịu cả một vùng đất lẫn tâm hồn người. Vẫn mong những tiếng reo “mưa…mưa…mưa về” như mong một món quà đẹp đẽ của thiên nhiên miền Bắc.

23 tháng 4 2018

Trời chiều hè giữa tháng sáu, cái không khí ngột ngạt nóng bức đến quay cuồng đầu óc, thở thôi con người ta cũng thấy nặng nhọc. Cơn nóng hoành hành đã suốt mấy tuần kể từ khi vào hè không ngơi nghỉ. Bây giờ chỉ cần một cơn mưa rào thật to, thật đã để tưới tắm cho muôn loài, vậy là, trận mưa tôi mong ngóng ấy đã ghé đến thật – một cơn mưa rào miền Bắc.

Trong cái thời tiết nóng như rang, có lẽ một cơn mưa rào bất chợt còn quý hơn vàng. Mưa đến mang theo sinh khí cho muôn loài, mưa nhộn nhịp đến rồi đi chớp nhoáng nhưng đủ để làm dịu cái bầu không khí oi bức. Trước khi mưa, cơn giông từ đằng xa đã ghé trước. Trong tiết trời oi nồng bỗng thấy cái khí the mát đột ngột. Mây đen kéo đến tạo thành một tầng che bầu trời hè đang thiêu đốt. Gió ở đâu nổi lên cuốn đống lá khô bay tứ tung khắp ngả cùng những bụi, gió dạt những cành mía ngả nghiêng như múa kiếm. Gió thổi phần phật mấy ngọn cờ treo trước nhà và thổi tung mớ tóc rối bời của mẹ tôi. Đàn gà mọi ngày nhởn nhơ kiếm ăn, hôm nay nháo nhác tìm chỗ trốn. Đàn mối vỡ tổ bay vù vù trong không trung. Cái cảnh tượng trước cơn mưa sinh động lạ! Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả trong bài thơ “Mưa của mình”:

Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp

Rồi như đã hẹn trước với cơn giông, mưa trút xuống ào ào. Đi cùng với mưa là vệt chớp rạch ngang bầu trời, tiếng sấm đì đùng oang oang thi thoảng thành tiếng cười khanh khách. Cơn mưa mùa hạ trong veo như mắt em cười, mưa hồn nhiên nhảy nhót trên tàu lá cau. Tiếng mưa rơi đủng đoảng vào mái tôn che trước hiên nhà. Mưa lộp bộp rơi những hạt tròn xuống nền đất. Mưa xối xả hùng hục trong những ống nước. Mưa tí tách rớt từng giọt trong veo xuống cái ao gần nhà tạo thành những vòng tròn  loang ra rồi tan vô hạn trong không trung.

Cơn mưa mùa hạ trong veo như mắt em cười, mưa hồn nhiên nhảy nhót trên tàu lá cau. Mưa đùa cợt nhảy nhót với mấy ngọn mồng tơi trong vườn. Mưa dẹp tan làn khói tỏa ra từ bếp nhà ai đang đun. Cây dừa sải tay bơi trong cơn mưa. Hàng bưởi đu đưa mấy quả tròn trọc lốc vì gió lay. Tôi đưa tay ra hứng những giọt mưa mát lành trong trẻo mà thích thú không tưởng. Cơn mưa rào miền Bắc vẫn luôn tinh nghịch như vậy.

18 tháng 12 2021

dài quá lại ko mún làm òi

bn tach nhỏ r đi ko ai làm câu hỏi dài thế đâu

Tham khảo: Câu 1:  Truyện đồng thoại là một thể loại rất thích hợp với trẻ em, nhất là các em ở lứa tuổi nhi đồng

Câu 2: 1) Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… nhưng đều người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm, thật thà,..

(2) Truyện thể hiện nhân dân ta luôn có ước muốn trong cuộc sống cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ác giả ác báo

(3) Để gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân, truyện cổ tích lúc nào cũng có kết thúc là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác (đặc biệt là các câu truyện cổ tích Việt Nam

Câu 3: -Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc

- Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật…

-Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện

 Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

Câu 4: Lục bát (chữ Hán: 六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Câu 5: Lục Bát biến thể là thơ Lục Bát được biến đổi cách gieo vần, cấu trúc bằng trắc và ngắt nhịp trong câu. Nghĩa  chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục. Cả 2 sự cùng dấu này đều không tính lỗi, vì không thể đổi khác. Chín phần thương vợ còn  thơ ngây.

Câu 6: Du ký: loại  có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn.

Câu 7: 

Ký sự:là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
3 tháng 5 2021

truyền thuyết là loại truyện kể về những nhân vật và sự kiện liên quan tới lịch sử qúa khứ

Hoa bao gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy loại. Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Câu 1: Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc? Kể tên và nêu đặc điểm từng loại vải?Câu 2: Trang phục là gì? Có mấy loại trang phục? Kể tên và nêu chức năng của trang phục?Câu 3: Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp phải làm gì?Câu 4: Nêu công dụng và cách cọn vải may rèm cửa?Câu 5: Nêu cách...
Đọc tiếp

Câu 1: Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc? Kể tên và nêu đặc điểm từng loại vải?

Câu 2: Trang phục là gì? Có mấy loại trang phục? Kể tên và nêu chức năng của trang phục?

Câu 3: Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp phải làm gì?

Câu 4: Nêu công dụng và cách cọn vải may rèm cửa?

Câu 5: Nêu cách chọn và sử dụng tranh, ảnh để trang trí nhà ở?

Câu 6: Trình bày ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở?

Câu 7: Kể tên một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở?

Câu 8: Phân biệt hoa tươi, hoa giả và hoa khô?

Câu 9: Nêu quy trình cắm hoa?

Câu 10: Em thích trang trí nhà ở bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô ? why ?

nhanh lên nhé ! mk tick cho

5
26 tháng 12 2019

ban hoi nhieu the nay ko ai tra loi dau

xoa bot di thi minh giai cho

26 tháng 12 2019

1,3,7,9

bn tl đc ko ? 

7 tháng 10 2016

Truyền thuyết là loại truyện kể về những nhân vật và sự kiện liên quan tới lịch sử thời quá khứ.

Chú ý: Truyền thuyết chỉ liên quan tới lịch sử chứ ko phải là sự thật lịch sử

22 tháng 12 2016

Động từ có thể kết hợp với đã , sẽ , đang , hãy , cũng , đừng , chớ , vẫn

Động từ thường làm vị ngữ trong câu . Khi làm chủ ngữ , nó sẽ mất khả năng kết hợp với đã , sẽ , đang , hãy , cũng , vẫn , đừng , chớ