K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Ngày xửa ngày xưa, Cung Công là Thủy thần và Chúc Dung là Hỏa thần bỗng nhiên đánh nhau chí tử. Biển réo, gió gào, sấm sét đùng đùng. Trời rung, đất lở, núi sập ào ào. Thủy thần đại bại, ôm hận nhục nhã đập đầu vào núi Bất Chu – cây cột chống trời để tự tử. Thủy thần không chết, nhưng cột chống trời gãy gập, một góc trời rách nát, đổ sập xuống. Núi rừng bốc cháy. Nước dâng lên mênh mông. Mặt đất, núi đồi ào ào rung chuyển.
Loài người chạy tán loạn, vô cùng khủng khiếp, tưởng là đến ngày tận thế ! May sao, bà Nữ Oa kịp thời vươn vai đứng dậy, hì hục khuân đá ngũ sắc, chất cao thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo để vá vòm trời. Bà còn chặt 4 chân Rùa thần làm thành 4 cột chống trời. Vòm trời đã được nâng cao, một màu xanh thăm thẳm bao la. Ánh sáng lại chan hòa trái đất.

Sau đó, Nữ Oa đã chặt lau lách, ngăn dòng nước lũ, giết thủy quái Rồng Đen, xua đuổi loài ác thú. Bà còn kết ống sậy, giống hình đuôi chim phượng, làm nhạc cụ rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.

Từ đấy, loài người được sống yên vui dưới vòm trời trong xanh. Họ lập miếu thờ Nữ Oa để mãi mãi tưởng nhớ công ơn vĩ đại của Bà.

12 tháng 3 2022

Xã hội đương thời có khác nhiều kẻ hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân., những hiện tượng oan trái, bất công, sự quan liêu, xa dân: từ cõi âm đến cõi trần.

Và  thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.

3 tháng 3 2018

Gợi ý:

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của ko ít kẻ đương quyền “ quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ ko chỉ lên án một số quan lại tham nhũng mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọ lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. kết thúc có hậu của câu chuyện thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân ta chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn ngưòi khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sau sắc.
câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

16 tháng 3 2018

Người xưa từng răn dạy rằng "cây ngay không sợ chết đứng", "ở hiền thì gặp lành". Những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc.

Sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đã mang đến cho truyện một sức hấp dẫn riêng. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được tác giả giới thiệu theo cách kể chuyện quen thuộc của văn học trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách. Tử Văn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương phương. Tính tình cương trực của Tử Văn đã nổi tiếng cả vùng Bắc, và chính tính cách là mấu chốt của câu chuyện. Tử Văn đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền. Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách "vốn ghét sự gian tà". Chàng đốt đền bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã "hưng yêu tác quái", đã làm hại dân lành. Hành động này của Tử Văn khẳng định tính tình ngay thẳng và quyết tâm trừ gian tà của chàng. Để trừ gian tà, chàng đã dám làm việc động trời như vậy. Hành động của chàng không phải là hành động ngang ngược của một kẻ vô đạo. Tử Văn là người đọc sách thánh hiền nên chàng hiểu rõ việc mình làm, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền". Những hành động tiếp theo của Tử Văn đều chứng tỏ chàng là một người ngay thẳng, không chịu khuất phục tà gian. Trước những lời đe doạ của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên", trước không khí đáng sợ ở âm phủ, trước lời mắng chửi và đe doạ của Diêm vương, Tử Văn vẫn bình tĩnh khẳng định "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian". Tính tình cương trực đã giúp Tử Văn chiến thắng kẻ ác, chàng đã vạch trần được tội ác của hồn ma lưu vong, đã lấy lại được ngôi đền cho Thổ thần, và trở thành một viên quan phán sự ở Minh ti.

Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong của tên tướng giặc đã cướp ngôi đền của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn còn xảo trá tới mức đút lót, doạ nạt những thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt. Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Sự nham hiểm của kẻ xâm lược, bản chất của kẻ cướp nước còn được thể hiện rõ hơn ở hành động và lời buộc tội Tử Văn trước Diêm Vương. Khi có nguy cơ bị vạch mặt thì hắn giở trò lấp liếm. Nếu như Tử Văn là đại diện của chính nghĩa, của lẽ phải, của tinh thần quật cường không chịu khuất phục trước uy quyền dù chàng chỉ là một hàn sĩ áo vải thì viên tướng giặc họ Thôi là điểm hội tụ bản chất xấu xa của kẻ xâm lược. Mặc dù truyện được viết từ thế kỉ XVI, khi văn xuôi tự sự Việt Nam chưa có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhân vật của truyện đã được xây dựng với những nét tính cách nhất quán và trở thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho những loại người khác nhau. Qua hai nhân vật này tác giả đã thể hiện tư tưởng yêu nước sâu sắc: ca ngợi tinh thần yêu chính nghĩa của con người Việt Nam, vạch trần và phê phán bản chất xấu xa của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân khi về cõi âm vẫn xảo trá đê tiện.

Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì là ẩn đằng sau những yếu tố kì ảo hoang đường, những yếu tố phi hiện thực là cái nhìn, quan điểm, thái độ của nhà văn về hiện thực. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuy chủ yếu nói về chuyện thần thánh ma quỷ đầy vẻ hoang đường nhưng lại thể hiện những nội dung hiện thực rất rõ ràng. Nội dung hiện thực được thể hiện ở lai lịch của nhân vật, bối cảnh thời gian và không gian của câu chuyện. Chính những yếu tố này làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện, khiến cho câu chuyện đáng tin hơn. Ngô Tử Văn có tên tuổi, quê quán rõ ràng. Thời gian, tình tiết câu chuyện cũng rất cụ thể, "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan…" đã trông thấy Tử Văn ngồi trên xe quan phán sự và "đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là "nhà quan phán sự"". Lai lịch của viên Thổ quan và tên tướng giặc họ Thôi cũng gắn với những yếu tố thực của lịch sử. Thổ công là người "làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây…", còn tên tướng giặc họ Thôi là "viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc", là viên bộ tướng của Mộc Thạnh…

Sử dụng xen kẽ các yếu tố hiện thực và các yếu tố hư cấu một cách tự nhiên với giọng kể khách quan đã tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của truyện truyền kì, đồng thời làm toát lên giá trị hiện thực của tác phẩm.

Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào khoảng thế kỉ XVI, thời điểm không mấy sáng sủa của hiện thực Việt Nam. Nhà Lê suy tàn, chính quyền rơi vào tay nhà Mạc nhưng cũng chẳng được bao lâu, nội chiến liên miên, xã hội xảy ra rất nhiều vấn đề. Và bóng dáng của xã hội ấy đã được thể hiện trong một số lời đối thoại của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa viên Thổ công với Tử Văn: "sao ngài không kiện… lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?". Thế kỉ XVI, đã có rất nhiều người có tài, có nhân cách, bất lực trước hiện thực mà chọn cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, trong đó có Nguyễn Dữ. Câu trả lời của viên Thổ quan không phải không có yếu tố hiện thực. "Trần sao âm vậy", cõi âm trong tác phẩm là cõi dương thời ấy: "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả…". Chỉ một chi tiết nhỏ, tác giả đã phê phán được thói đời, những kẻ có chức, có quyền cấu kết với nhau để hại dân lành, người hiền. Lời nói của Diêm Vương cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa vạch trần sự dối trá của những kẻ cầm cân nảy mực, vừa thể hiện thái độ đối với giặc xâm lược: "Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao xiết được!". Những chi tiết nhỏ tưởng như vô tình đan cài vào câu chuyện nhưng lại chứa đựng giá trị hiện thực rất quan trọng. Đó chính là sự khéo léo và công phu của người kể chuyện. Sức hấp dẫn của câu chuyện còn được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy kịch tính. Những tình tiết của truyện được dẫn dắt khéo léo và tạo nên nhiều bất ngờ thú vị. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, phát triển tình tiết… đều thể hiện một trình độ kể chuyện rất hiện đại, khéo léo, vượt xa trình độ văn xuôi trung đại.

Chủ đề nổi bật của truyện vẫn là ca ngợi sự chính trực ngay thẳng. Ngô Tử Văn là tấm gương tiêu biểu cho những người trí thức nước Việt khảng khái, cương trực, dũng cảm chống lại cái ác để trừ hại cho dân. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng của lẽ phải, của công lí, thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào lẽ phải. Ngô Tử Văn tuy không được sống lâu nhưng đã bất tử cùng với câu chuyện, đã để lại tiếng thơm muôn đời và trở thành quan phán sự ngự ở đền Tản Viên. Chủ đề ấy còn được thể hiện rõ ở lời bình cuối truyện. Người kể chuyện muốn khẳng định rằng, người chính trực như Ngô Tử Văn mới xứng đáng là người cầm cân nảy mực. Đó cũng là ước muốn chung của nhân dân trong thời buổi xã hội đầy những chuyện ngang tai trái mắt. Bên cạnh đó, tác phẩm còn chĩa mũi nhọn phê phán vào bọn xâm lược và vạch trần mặt trái của xã hội.

Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca ngợi những giá trị đạo đức truyền thống. Những con người có bản tính tốt đẹp như Vũ Thị Thiết, như Ngô Tử Văn đều được trở về sống ở thế giới thần thánh, họ đã được thưởng xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự sống "ở hiền gặp lành".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu chuyện kể về một buổi sáng – như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài – nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm”.

27 tháng 10 2017

Bản tóm tắt 1 (truyện thơ Tiễn dặn người yêu) là toàn bộ câu chuyện để người đọc nắm được cốt truyện

- Bài tóm tắt 2 (chuyện người con gái Nam Xương) tóm tắt làm sáng tỏ luận điểm “Chàng Trương đi đánh giặc… không kịp nữa”

Cách tóm tắt ở cả hai bài khác nhau:

- Văn bản 1 tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện

- Văn bản 2 tóm tắt một đoạn truyện

  "Buổi học cuối cùng là câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát đặt dưới góc nhìn cậu học trò nhỏ Phrăng. Buổi sáng hôm ấy, Phrăng đến lớp muộn và ngạc nhiên trước sự khác thường của lớp học. Khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, cậu thật sự choáng váng không tin vào sự thật trước mắt. Cậu thấy tiếc nuối và hối hận vì bấy lâu nay đã phung phí thời gian học tiếng Pháp để đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh rất lâu mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm, trong lớp học còn rất nhiều người khác đến nghe thầy Ha - men dạy học. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp và giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Buổi học kết thúc trong những nghẹn ngào khó nói lên lời. Thầy cố viết thật to lên bảng đen "Nước Pháp muôn năm".

20 tháng 10 2021

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Buổi sáng hôm ấy, tía nuôi đã dẫn Cò và An đi vào rừng lấy mật. Cậu bé An rất háo hức vì đây là lần đầu tiên cậu “mục sở thị” cảnh “ăn ong” đã được nghe kể. Trong lúc đi vào rừng, ngoài việc nhìn ngắm cánh rừng, Cò đã chỉ vẽ cho An nhiều kinh nghiệm đi rừng như quan sát, phát hiện đàn ong; như đàn chim nhiều loại rất đẹp và đa dạng,... An đã qua sát cách lấy mật của tía nuôi thông qua câu chuyện gác kèo ong mà má nuôi đã kể cho An từ trước, Gần cuối buổi đi lấy mật, Cò bị ong đốt. Tiá nuôi đã đuổi ong bằng một cách thức rất hiền hoà chứ không giết đàn ong. Ba cha con ra về sau khi đã lấy đầy hai đùi mật ong.

7 tháng 5 2023

     Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim. Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.