K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội: Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

30 tháng 3 2017

1. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

2.Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

+ Mong muốn quan hệ giao bang hòa hảo giữa hai nước để có điều kiện hòa bình xây dựng đất nước nhưng không vi phạm nguyên tắc chủ quyền và độc lập.

+ Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của Tổ quốc và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

+ Thể hiện sự uy tín, vị thế của vua Quang Trung và Đại Việt.

3. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

*Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bn hx tốt!


1 tháng 5 2017

-Chính trị: Nhà Minh thiết lập hệ thống chính quyền đô hộ trên cả nước, xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ , sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

-Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.

-Văn hóa: Chúng cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

4 tháng 10 2017

Nhà Tần: Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.


9 tháng 2 2018

Kinh tế gồm có nông nghiệp và công thương nghiệp:

a) Nông nghiệp:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất:

+ Khai khẩn ruộng đất hoang.

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.

+ Kêu gọi nhân dân trở về quê cũ để làm ăn.

- Thực hiện phép Quân Điền

\(\Rightarrow\)Đời sống nhân dân được cải thiện, nền sản xuất dược khôi phục.

b) Công thương nghiệp:

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã và kinh đô Thăng Long.

- Các phường thủ công ra đời

- Xuất hiện các công xưởng mới

- Thương nghiệp:

+ Trong nước: chợ phát triển

+ Ngoài nước: hạn chế buôn bán với nước ngoài.

9 tháng 2 2018

good!!!

25 tháng 12 2018

Đời sống văn hoá thời Trần

Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước v.v...
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bỗ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền... Bởi vậy các hoạt động văn hoá nói trên rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. Nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa.

Nguồn: loigiaihay

23 tháng 10 2017

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).