K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

1. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

2.Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

+ Mong muốn quan hệ giao bang hòa hảo giữa hai nước để có điều kiện hòa bình xây dựng đất nước nhưng không vi phạm nguyên tắc chủ quyền và độc lập.

+ Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của Tổ quốc và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

+ Thể hiện sự uy tín, vị thế của vua Quang Trung và Đại Việt.

3. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

*Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bn hx tốt!


24 tháng 1 2017

Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi vì:

-Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.

-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ.

-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí,....

Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:

-Lực lượng của nghĩa quân còn yếu.

-Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần.

-Ba lần rút lên núi Chí Linh.

-Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết ngựa và voi, kể cả ngựa của ông ).

Trong bối cảnh đó Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích:

-Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.

-Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Study well! Happy new year!

4 tháng 4 2018

Câu 1:

*Cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

-Năm 1788,NGUYỄN HUỆ lên ngôi hoàng đế,lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc.Trên đường đi Quang Trung tuyển thêm quântừ tam hiệp điệp quang trung chia làm 5 đạo tiến vào Thăng Long.

-Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu.mồng 3 tết quân ta vây đồn hà hồi,quân giặc hạ khí giới đầu hàng.mờ sáng mồng 5 tết,quân ta đánh dồn Ngọc Hồi,quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toáng loạn.Cùng lúc đó đạo quân của Đô Đốc Long đánh đồn Đống Đa.

-Tướng giặc sầm nghi dống khiếp sợ thắt cổ tự tử

-Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông nhị sang gia lâm.

-Trưa mồng 5 tết,Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long

Câu 2:

Ý nghĩa lịch sử: Giải phóng đất nước, quét sạch quân xâm lược, kết thúc 20 năm bị đô hộ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt, để lại nhiều bài học kinh nghiệm..

Câu 3:

*Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc:
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao:
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệ

7 tháng 12 2017

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

24 tháng 11 2016

Những việc làm của nhà trần đẻ phục hồi kinh tế là:

- nông nghiệp: đắp đê, khai khản đất hoang

-Thủ công nghiệp: sản xuất vật dụng phục vụ cho triều đình, nhà nước sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhân đân

-thương nghiệp: mở rộng các hệ thống buôn bán ở trong và ngoài nước

2) đắp đê để phát triển nông nghiệp, ngăn chặn việc lũ lụt ruộng vườn, phá hoại mùa màn. Làm kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no

3) Thủ công nghiệp thời trần đang từng bước phát triển

24 tháng 11 2016

4.- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

 

24 tháng 9 2016

Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.
- Về kinh tế : cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
- Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
- Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn... (phần chữ in nghiêng nhỏ tr. 16, SGK).

23 tháng 10 2017

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).