K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản văn học có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động: Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Ngôn chí bài 10 - Nguyễn Trãi. 

- Bài học: không được dấn thân vào những lối sống xa hoa, tệ nạn phải giữ cho lòng an nhiên, không bị vấy bẩn. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh

- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.

- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Những lưu  ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:

+ Đáp ứng đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

+ Các lí lẽ, dẫn chứng cần phù hợp, chính xác và hấp dẫn, thu hút người đọc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Đọc hiểu nội dung văn bản bi kịch:

- Xác định, phân tích rõ xung đột, kiểu xung đột kịch.

- Xác định chủ đề, tư tưởng của vở kịch.

* Đọc hiểu hình thức văn bản bi kịch:

- Cần phân tích, đánh giá đúng tác dụng của các yếu tố hình thức, thể loại bi kịch như:

+ Cách dẫn dắt xung đột bi kịch (quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột)

+ Cách khắc họa tính cách nhân vật bi kịch thông qua hành động bên ngoài (hành vi, đối thoại,…) hành động bên trong (thái độ, cảm xúc, động cơ bị che giấu hoặc qua độc thoại, độc thoại nội tâm, qua nhận xét của nhân vật khác)

+ Cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật bi kịch (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,…) cách sử dụng các chỉ dẫn sân khấu để định hướng, gợi ý đọa diễn và diễn xuất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý:

- Xác định rõ tư tưởng, quan điểm, ý kiến…. được đặt ra trong xã hội/ tác phẩm.

- Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

- Xác định đúng luận điểm, luận cứ và các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, hợp lí.

- …

8 tháng 5 2018

- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài văn tham khảo:

Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.

Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rờiCũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước. 

Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.

Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.

Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Vích-to Huy-gô:

+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.