K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Những nguồn tài nguyên có thể kể đến là: Khoáng sản (than đá, dầu mỏ, khí đốt) và hải sản (cá, tôm, cua,...).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Dưới đây là nguồn từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Cà Mau:

*Tác động đến sự hợp tác trong khu vực:

- Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên trong Biển Đông thường phân bố trên diện rộng, có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia. Điều này đã đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, như: sự khai thác quá mức một số loại tài nguyên; ô nhiễm môi trường biển; khai thác trong các vùng biển chồng lấn,… Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên Biển Đông, trong những năm qua, nhiều hội nghị, diễn đàn của các nước có chung Biển Đông được tổ chức để thực hiện kí kết các hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ,… về hợp tác khai thác Biển Đông

- Vấn đề an ninh trên Biển Đông có tác động trực tiếp đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển. Do đó, sự hợp tác trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông là cần thiết. Các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực này bao gồm: hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và hợp tác trong các hoạt động an ninh quốc phòng trên biển.

*Tác động đến xung đột khu vực:

- Do có vị trí địa - chính trị quan trọng, lại có nguồn tài nguyên phong phú, nên, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn và tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Từ số liệu, có thể thấy được Biển Đông có sinh vật thật đa dạng và phong phú, ngoài ra còn có tiềm năng dầu khí cao. Chính vì vậy, Biển Đông là một trong những khu vực đóng góp quan trọng vào kinh tế Việt Nam.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

3 tháng 11 2023

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên trong Biển Đông thường phân bố trên diện rộng, có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia. Điều này đã đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, như: sự khai thác quá mức một số loại tài nguyên; ô nhiễm môi trường biển; khai thác trong các vùng biển chồng lấn,… 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Theo báo Quốc phòng Nhân dân:

Là quốc gia biển nên vấn đề an ninh biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam, tác động lớn đến phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: khủng bố, cướp biển, buôn lậu, tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường,… diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự báo.

Về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện đang tồn tại bốn vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam chưa được giải quyết: Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa năm nước sáu bên; phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển Đông vẫn đang diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ trang; tranh chấp biển, đảo và thềm lục địa, v.v. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển...”. 

5 tháng 8 2023

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
6 tháng 4 2018

Đáp án D