K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Từ số liệu, có thể thấy được Biển Đông có sinh vật thật đa dạng và phong phú, ngoài ra còn có tiềm năng dầu khí cao. Chính vì vậy, Biển Đông là một trong những khu vực đóng góp quan trọng vào kinh tế Việt Nam.

5 tháng 10 2021

Chọn A.

21 tháng 11 2021

Câu C mà

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và vâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương

2
22 tháng 6 2019

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 12 2022

C

 

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

- Chính sách cai trị về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Chính sách cai trị về văn hoá - xã hội:

+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;

+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

♦ Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á. Ví dụ:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có sự thay đổi.

- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Công nhân, nông dân

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị

C. Trí thức Nho học

D. Tư sản dân tộc

1
12 tháng 4 2019

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Chủ trương của Việt Nam: bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá, đúng văn bản quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982) và đối thoại hòa  bình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.

+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.