Vũ Hạnh Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Hạnh Linh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 :

Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...

+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

+ Đón nhận mộtt số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

Câu 1 :

1. Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất - Đới nóng (nhiệt đới): 27o23’B – 27o23’N. 2.  Trình bày đặc điểm của đới nóng (nhiệt đới) - Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20oC. - Lượng mưa trung bình: 1000 - trên 2000 mm. - Gió thổi thường xuyên: Gió Mậu dịch. Câu 2 :

Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:

- Tiết kiệm điện, nước sinh hoạt hàng ngày.

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than.

 

- Tham gia các hoạt động môi trường do trường/lớp/nơi ở tổ chức.

- Tham gia ngày môi trường, giờ Trái Đất.

- Tái chế các sản phẩm từ nhựa như chai lọ hoặc quần áo cũ.

- Đi bộ tới trường, đi xe đạp hoặc đi xe công cộng,…

Câu 3 :

 Hậu quả:

- Nước bị ô nhiễm có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật.

- Nước bị ô nhiễm có các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt thương hàn,…

- Lượng nước ngọt trên thế giới giảm, thiếu nước ngọt nghiệm trọng ở một số vùng.

- Mất nhiều chi phí để xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Làm chết nhiều loài sinh vật biển, đại dương và động vật khi uống nước có độc,…

   

 

Mik chỉ viết dc văn kiểu kể lại kỉ niệm với cây phượng thôi, không liên quan đến đề lắm nên bạn chỉ tham khảo với chọn lọc ý hay ra thôi nhé !!

Đối với tuổi học trò, cây phượng và cây bàng là hai loại cây đẹp nhất và có nhiều ký niệm nhất. Nhưng ở đây, em chỉ xin nói đến một loài cây mà gắn bó với em trong suốt quãng đời học sinh, đó là cây phượng.

Cây phượng quả là một loài cây biết tạo cho thế hệ học sinh như chúng em những cảm xúc, niềm say mê trong học tập. Nhìn thấy chúng, em cảm thấy như cuộc đời tươi đẹp hơn vì quãng đời học sinh còn dài, bao nhiêu tình cảm như được cây phượng chia sẻ, cảm thông và mách bảo rằng hãy cố gắng tiến bước không được lùi bước trước khó khăn thử thách.

Mỗi ngày đến trường em đều nhìn thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào em. Những cây phượng cao hơn nóc nhà nhưng cành lá không dược sum suê như cây bàng, không che rợp dược cả một quãng đường. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay là ôm đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc. Mỗi sớm mai tiếng chim hót líu lo trong tán lá xanh nghe thật vui tai. Khi nghe được tiếng chim hót này, một ngày mới đã bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp và sôi động. Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm không giống như lá cây bàng to có thể che đầu lúc mưa lúc nắng, lá mọc song song hai bên cuống, trông xa như đuôi con chim phượng. Ngày còn bé, bọn trẻ con trong xóm tuốt hết lá đi rồi buộc túm cuống lại với nhau thành một cây vợt bắt bướm, rất thú vị.

Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông: Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng). Nhuỵ hoa phượng thường được làm để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong.

Khi tiếng ve kêu ra rả cũng là báo hiệu mùa hè đến, mùa thi sắp đến và cùng là mùa của sự chia tay. Và đây cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cá một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây, làm rực sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống, cây phượng già như được trẻ lại.

Hết mùa hè, hoa phượng tàn dần, cánh phượng rơi lả tả bay theo chiều gió. Lúc này, quả phượng non, có màu xanh, mỏng, dài khẽ đung đưa trên cành. Cây phượng trở lại với vẻ đẹp mộc mạc, thân quen của nó.

Nhắc đến phượng thì không thể không nhắc đến những kỷ niệm của tuổi học trò "nhất quỷ, nhì ma" này. Lúc ra chơi, mọi người thường ngồi xuống ngắm cành hoa lá, dựa vào thân cây nho nhỏ và xù xì; cũng có thể ngồi học bài, đọc sách. Lúc đó cảm tưởng mọi việc trở nên yên tĩnh, cuộc sống không còn sự ồn ào náo nhiệt.

Vì cây phượng đẹp như vậy, đáng yêu như vậy nên mọi người thường dành cho cây phượng những tình cảm tốt đẹp nhất và đặt cho nó một tên gọi thân thương: hoa học trò. Sau này khi lớn lên, tuồi học sinh đã qua nhưng mỗi khi nhìn thấy cây phượng chắc chắn những kỷ niệm sẽ hiện lên, trào dâng trong lòng như chính thời điểm đó.

Tính tẩu / Đàn tính

Trong một buổi chiều tà, khi ánh nắng vàng rơi nhẹ trên dòng sông quê hương mình, tôi quyết định dành thời gian để ngồi bên bờ sông và trò chuyện với dòng nước xanh mát. Đó là dòng sông nhỏ mà tôi từng cùng bạn bè thơ thẩn chơi đùa, câu cá và tắm mát trong những kỷ niệm tuổi thơ.
"Tôi chào bạn, dòng sông quê hương của tôi. Bạn đã trải qua bao nhiêu cuộc sống, đã chứng kiến bao nhiêu câu chuyện của con người chưa?" - Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện.
Dòng sông trôi êm đềm như đang lắng nghe và sau đó, một giọng nước trong trẻo vang lên: "Tôi đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn của con người. Tôi là nguồn sống của nhiều loài sinh vật, là một phần không thể thiếu của thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của mọi người."
Tôi tiếp tục: "Dòng sông ơi, bạn có biết rằng mỗi khi tôi nhìn thấy bạn, tôi cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Bạn là nơi tôi tìm thấy sự yên bình và gắn bó với tự nhiên."
Dòng sông trả lời: "Cảm ơn bạn đã dành thời gian để trò chuyện với tôi. Mỗi người đều có một mối quan hệ đặc biệt với dòng sông của mình. Hãy giữ gìn và yêu thương sông nước, bảo vệ môi trường để dòng sông luôn trong xanh và sạch đẹp."
Cuộc trò chuyện với dòng sông quê hương đã mang lại cho tôi nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tôi hứa sẽ luôn giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông quê hương mình.

Đầu tiên số học sinh nam và nữ bằng nhau .

Khi thêm 2 học sinh nam và 18 học sinh nữ thì số học sinh nữ hơn số học sinh nam là :

18  ‐  2  =  16 (học sinh nữ)

Sau khi thêm số học sinh nữ chiếm số phần trăm học sinh toàn trường lúc sau là 

100% ‐ 49% = 51%﴾ học sinh toàn trường ﴿

16 học sinh chiếm số phần trăm học sinh toàn trường lúc sau là :

51% ‐ 49% = 2 %﴾ học sinh toàn trường﴿

Số học sinh của toàn trường lúc sau là :

16: 2 x 100 = 800 (học sinh)

Số học sinh của toàn trường lúc đầu là :

800 ‐ 2 ‐ 18 = 780 ( học sinh )

Đáp số : 780 học sinh

Các loại cây trong rừng phòng hộ (phi lao, đước,…) sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc đâm sâu, chịu được gió bão, cát lấp,… làm giảm bớt tác động của cát và sóng tới đê biển.

 

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.