K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2018

Đáp án C

5 tháng 9 2019

Đáp án: C. 1,4°C đến 5,8°C

15 tháng 1 2018

Đáp án A

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

“Nước Anh đã chính thức tuyên bố không còn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - sự tụt hạng được cho là xuất phát từ việc cử tri nước này chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Theo trang CNN Money, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Philip Hammond ngày 22/11 đã lên tiếng thừa nhận về việc Anh đi xuống trong xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một bài phát biểu về ngân...
Đọc tiếp

Nước Anh đã chính thức tuyên bố không còn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - sự tụt hạng được cho là xuất phát từ việc cử tri nước này chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Theo trang CNN Money, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Philip Hammond ngày 22/11 đã lên tiếng thừa nhận về việc Anh đi xuống trong xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một bài phát biểu về ngân sách thu hút sự chú ý lớn, ông Hammond nói: "Nước Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới". Có nhiều cách khác nhau để đo quy mô của một nền kinh tế, nhưng Bộ Tài chính Anh đã sử dụng số liệu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 10 để làm cơ sở cho tuyên bố này.

Dự báo của IMF cho thấy Pháp sẽ vượt qua Anh về tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm 2017. Khoảng cách về GDP giữa hai nước được dự báo sẽ nới rộng đáng kể trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 Pháp vượt qua Anh về quy mô nền kinh tế - IMF cho hay. Điều này phản ánh sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế xứ sương mù kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit diễn ra vào năm 2016 - cuộc bỏ phiếu mà quá nửa cử tri Anh chọn ra khỏi EU. Đồng Bảng đã mất giá mạnh kể từ đó, tiêu dùng cũng giảm tốc, trong khi giá cả tăng nhanh.

Vào ngày thứ Tư, Văn phòng Trách nhiệm ngân sách thuộc Chính phủ Anh đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2017 từ 2% xuống còn 1,5%. Cơ quan này cũng dự báo kinh tế Anh chỉ tăng 1,4% trong năm 2018 và tăng 1,3% trong năm 2019 và 2020.

Việc Anh tuột khỏi nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhường lại vị trí này cho một nước EU được xem là một tin xấu nữa đối với những chính trị gia từng lập luận rằng nước Anh sẽ mạnh lên khi ra khỏi khối. Ông David Davis, trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh, hồi tháng 9 năm nay còn nhấn mạnh rằng Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Theo một số dự báo, kinh tế Anh còn tiếp tục xuống hạng trong những năm tới. Kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ vượt cả Anh và Pháp vào năm 2019.

Dưới đây là top 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo dự báo được IMF công bố vào tháng 10:

1. Mỹ (19,4 nghìn tỷ USD)

2. Trung Quốc (11,9 nghìn tỷ USD)

3. Nhật Bản (4,9 nghìn tỷ USD)

4. Đức (3,7 nghìn tỷ USD)

5. Pháp (2,575 nghìn tỷ USD)

6. Anh (2,565 nghìn tỷ USD)

7. Ấn Độ (2,4 nghìn tỷ USD)

- Bình Minh, báo VnEconomy số ra ngày 23/11/2017 -

Từ văn bản trên, em hãy:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tổng GDP của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến tháng 11 năm 2017

b. Qua biểu đồ, rút ra các nhận xét cần thiết.

0
19 tháng 4 2023

A

7 tháng 12 2017

Đáp án C

Câu 1: a) Giải thích tại sao vào ngày 22/6 ở bán cầu Bắc, số giờ chiếu sáng càng về cực càng nhiều và từ vòng cực về cực có ngày dài 24 giờ; vào ngày 21/3 và 23/9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày đêm dài bằng nhau. b) Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Tại sao có sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng vào mùa hạ...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) Giải thích tại sao vào ngày 22/6 ở bán cầu Bắc, số giờ chiếu sáng càng về cực càng nhiều và từ vòng cực về cực có ngày dài 24 giờ; vào ngày 21/3 và 23/9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày đêm dài bằng nhau.

b) Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Tại sao có sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng vào mùa hạ ở bán cầu Bắc so với bán cầu Nam?

Câu 2:

a) Giải thích tại sao nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm ở chí tuyến cao hơn ở xích đạo. Tại sao nhiệt độ trong tầng đối lưu hiện nay đang có xu hướng tăng lên?

b) Phân tích tác động của địa hình đến sự phân bố lượng mưa. Giải thích tại sao có sự khác nhau về lượng mưa giữa bờ đông và bờ tây lục địa khu vực nhiệt đới; giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Câu 3:

a) Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau? Giải thích tại sao sự hình thành đất chịu tác động trực tiếp của đá mẹ và sinh vật.

b) Tại sao chế độ nước của các con sông trên Trái Đất không giống nhau? Chế độ nước sông ở khu vực khí hậu ôn đới lục địa và cận nhiệt địa trung hải có sự khác nhau như thế nào?

Câu 4:

Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Giải thích tại sao cơ cấu dân số của nhiều nước đang phát triển hiện nay có xu hướng chuyển sang già.

Câu 5:

a) Chứng minh nguồn thức ăn có tác động rõ rệt đến cơ cấu, hình thức tổ chức, phân bố và quy mô chăn nuôi. Tại sao hiện nay, sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi?

b) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp thực phẩm.

c) Tại sao sử dụng hợp lí tự nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển?

Câu 6:

Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét về tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2016 và giải thích.

TỈ SỐ GIỚI TÍNH CỦA TRẺ EM MỚI SINH Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

(Đơn vị: %)

Năm

2005

2007

2009

2011

2013

2015

2016

Cả nước

105,6

111,6

110,5

111,9

113,8

112,8

112,2

Thành thị

105,4

112,7

110,6

114,2

110,3

114,8

110,4

Nông thôn

105,7

111,3

110,5

111,1

115,5

111,9

113,0

1
13 tháng 6 2019

Câu 2:

a. Có biên độ nhiệt năm nhỏ vì nhiệt độ cao quanh năm, ít có sự chênh lệch nhiệt độ, còn biên độ nhiệt ngày đêm lớn vì ban ngày nhận được lượng bức xạ cao, lượng nhiệt cao, còn ban đêm nhiệt hạ thấp, mặt đất tiếp tục tỏa nhiệt.