K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2017

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

13 tháng 5 2017

Chọn đáp án: C

11 tháng 9 2017

Trả lời:Trong các đoạn văn , thơ sau đây , tác giả vẫn dùng 1 số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để làm tăng hiệu quả biểu đạt.

25 tháng 9 2017

-Đoạn một và hai tác giả dùng biệt ngữ địa phương để làm tăng hiệu quả biểu đạt.

-Còn đoạn ba tác giả dùng biệt ngữ xã hội để nói chx ý định móc túi của mấy tên trộm nếu dùng biệt ngữ xã hội thì chúng dễ bị phát hiện ra ý định của chúng và không thể thực hiện được ý định.

Mk nghĩ vậy còn đúng hay không thì mk không chắc chắn cho lắm.leu

9 tháng 12 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 10 2018

Chọn đáp án: A

2 tháng 10 2017

Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý

- Đối tượng giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Tình huống giao tiếp

Học qua lâu rồi nên không nhớ.. Bạn thông cảm bucminh

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 10 2017

- Thư Soobin ??? Hình như quen quen, có trong team mình k nhỉ

3 tháng 5 2017

ác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.a) Tẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường. (Theo Xuân Diệu)b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía...
Đọc tiếp

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.

a) Tẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

 

(Theo Xuân Diệu)

b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lâó lánh.

(Tô Hoài, O chuột)

c) Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

(Ngữ văn 8, tập một)

2
14 tháng 6 2018

a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể)

b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành

c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành

13 tháng 12 2020

em đoán đại

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân./…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)(từ...
Đọc tiếp

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

(từ đó, từ nãy, từ đấy)

b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)

c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

(nhưng, song, tuy nhiên)

d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?

(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)

(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)

1
3 tháng 12 2017

a, Từ đó

b, nói tóm lại

c, tuy nhiên

d, Thật khó trả lời

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏia) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(Nguyên...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

1
2 tháng 3 2018

a, Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b, Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.