K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cô ơi làm phần khối 12 đii ạ!

11 tháng 4 2021

Sao khi nhấn vào hình ảnh nó lại tự xoay vậy cô ?

1 tháng 11 2021

lần đầu thấy cô gửi mà không ai rep

19 tháng 4 2021

cảm ơn cô đã chia sẻ ạ, cô có thể cho em lấy về làm đề tham khỏa cho các bạn cùng lớp em được ko ạ

19 tháng 4 2021

Được em nhé.

14 tháng 4 2021

thanks!!! It can be very good!!!

14 tháng 4 2021

Cô ơi, Nhật Bản phát triển kinh tế mạnh là vào năm 1950 mà cô?

17 tháng 4 2021

hay 

a: Nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngay sau khi giành được độc lập đã rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc là do chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết hoặc là ngay lập tức là lâu dài:

-Ở vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và đóng quân ở hầu hết các tỉnh. Trong đó có cả những lực lượng phản cách mạng như Việt Quốc, Việt Cách. Chúng mong muốn cướp chính quyền của chúng ta. Trong khi ở vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh vào nước ta với mục đích giải giáp quân Nhật theo quyết định của hội nghị Ianta(2/1945). Nhưng trong quân Anh có rất nhiều quân Pháp, và đương nhiên bọn chúng muốn xâm lược nước ta thêm một lần nữa.

=>Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ở nước ta ngóc đầu dậy và chúng làm tay sai cho Pháp nhằm cướp nước ta thêm một lần nữa. Bên cạnh đó, còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp và chúng ngang nhiên đánh lại lực lượng vũ trang của chúng ta.

-Chính quyền cách mạng vừa được thành lập nên còn rất yếu, lực lượng vũ trang cũng vậy

-Nền kinh tế cực kỳ lạc hậu và đói kém, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

-Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được giải quyết.

-Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, kho bạc nhà nước lúc đó chỉ còn 1,2 triệu đồng. Quân Tưởng còn phát hành những đồng tiền mất giá làm cho nền tài chính của chúng ta cực kỳ rối loạn vào lúc đó.

-Tàn dư của chế độ phong kiến và chế độ thực dân là rất nặng: Hơn 90% dân số nước ta mù chữ

=>Đất nước Việt Nam trong thời điểm đó đang ở thế "Ngàn cân treo sợi tóc", đòi hỏi những biện pháp giải quyết gấp những vấn đề nêu trên.

b: Bởi vì chính quyền Cách Mạng là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có chính quyền cách mạng đủ sức lãnh đạo đất nước thì đất nước sẽ nhanh chóng mất độc lập.

Các biện pháp để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng là:

-Xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ

-Tổ chức bầu cử quốc hội(6/1/1946)

-Bầu ra hiến pháp đầu tiên(9/11/1946)

14 tháng 1

a. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do nhiều nguyên nhân. Trước hết, sau ngày 2/9/1945, Việt Nam mới giành được độc lập từ thực dân Pháp, nhưng đất nước vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ các lực lượng quốc tế và bất ổn nội bộ. Đồng thời, sự phân hóa chính trị giữa các phe phái tại Việt Nam đã tạo ra một bối cảnh chính trị phức tạp và khó kiểm soát.

 

b. Đảng Cộng sản Đông Dương sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chú trọng nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng vì nhận thức rằng sự ổn định chính trị là quan trọng để duy trì độc lập và phát triển quốc gia. Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp. Điều quan trọng nhất có lẽ là việc thực hiện Đại hội Đảng lần thứ nhất (từ ngày 10 đến 19/2/1951), nơi Đảng xác định chính sách cách mạng và lựa chọn lãnh đạo cho chính quyền mới. Cùng với đó, việc tạo ra các cơ quan quản lý và kiểm soát như Công an, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Việt Minh giúp củng cố quyền lực và đảm bảo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, các biện pháp như nội vụ hóa, cải thiện đời sống nhân dân, và khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng quốc gia cũng được thực hiện để tạo ra sự ổn định và lòng tin từ phía nhân dân.

5 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha! Nguồn là của Wikipedia1945

- Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 23 triệu).

- 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.

- 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.

- 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.

- 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.

- 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam (ranh giới là vĩ tuyến 17) để tước vũ khí quân Nhật.

- 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.

- 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

- 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.

- 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

- 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.

- 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.

1946

- tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.

6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.

12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ.

14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước (Modus Vivendi).

23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.

19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

1947 

tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.

19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.

1948

- tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949

- tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

1950

- Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam

- 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.

- 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.

- 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.

1953

- 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ

- 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.

1954

- 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.

7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneve.

8 tháng 5: Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17

7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam

21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.

Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam

1954

8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.

10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.