K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2019

Chọn đáp án: A.

12 tháng 3 2019

dễ mà tự làm nhé bạn

28 tháng 5 2019

Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.

28 tháng 7 2019

Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được

- Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông

- Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra

- Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên

→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ

4 tháng 12 2021

A

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà

7 tháng 10 2019

- Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ”. Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây “là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

- Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ “cái bên kia sông” mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái “bên kia sông” của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng “mơ ước tâm tưởng” ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là “một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên”. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

- Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

   + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.

   + Đó là sự thức tỉnh “giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn” nhưng đó là một “sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người” (Lê Văn Tùng)

8 tháng 4 2021
  • Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.
  • Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.
  • Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :
  • Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.
  • Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)
8 tháng 4 2021

Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

– Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậmsắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

– Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

– Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xavời đang lôi cuốn con người tìm đến.

+ Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)

Nguồn: https://123doc.net/document/3405647-phan-h-hiem-khao-khat-cua-nhan-vat-nhi-trong-gio-phut-cuoi-cung-cua-cuoc-doi.htm