K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2019

Đáp án D

23 tháng 5 2021

 Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? *

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

23 tháng 5 2021

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

22 tháng 7 2018

Đáp án B

Ngày 11/3/1951 Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ me Ít-xa-rắc, Mặt trận Lào Ít-xa-la họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào

=> Đây là liên minh đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Liên minh thành lập đã tăng cường khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ

5 tháng 3 2017

Đáp án B

17 tháng 12 2019

ĐÁP ÁN B

30 tháng 12 2019

Đáp án A

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm kháng chiến toàn dân. 

Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của Cách mạng tháng 8, là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

– Xuất phát từ tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

+ Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

=> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

Đoạn viết trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chỉ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm của cuộc chiến tranh nhân dân.

8 tháng 4 2017

1) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm (1945-1954). Trong 9 năm chống Pháp, chúng ta đã có nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947), chiến thắng Biên giới thu-đông (1950), các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 (chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), chiến dịch Hòa Bình đông-xuân 1951-1952, những thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954,….và có cả những chiến dịch phối hợp với quân dân Lào (chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953, Trung Lào tháng 12-1953, Thượng Lào tháng 1-1954). Mỗi chiến dịch ta giành thắng lợi nêu trên đều có ý nghĩa quan trọng, làm cho quân độ Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải dựa vào sự viện trợ của Mĩ (từ năm 1950). Song thắng lợi của các chiến dịch này chưa đủ để buộc Pháp phải kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.

2) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. Kế hoạch Nava được coi là quân bài cuối cùng của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Cả Pháp và Mĩ đều hi vọng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng (kế hoạch này được đưa ra vào tháng 5-1953). Nhưng tất cả ý đồ của Pháp và Mĩ đều bị chúng ta làm phá sản, trong đó nếu các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 bước đầu ta làm phá sản kế hoạch Nava, thì chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch ấy. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.

28 tháng 3 2017

Đáp án C

Sau khi kí với ta bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn tiến hành các hoạt động khiêu khích, gây hấn, tiến công nhiều nơi (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn). Đỉnh điểm là khi Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu này không được chấp nhận thì chậm nhất là vào ngày 20/12/1946, quân Pháp sẽ hành động. => Nếu ta còn tiếp tục nhân nhượng thì sẽ mất nước. Do đó, mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là bảo vệ độc lập dân tộc.

25 tháng 8 2017

Đáp án A

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là sự kết hợp giữa chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao:

- Quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) buộc Pháo phải ngồi vào bàn đám phán.

- Ngoại giao: kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.