K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

16 tháng 9 2023

- Câu ngạn ngữ nói đến niềm vui, sự vui vẻ làm con người hạnh phúc, giúp gia tăng tuổi thọ của con người.

- Ý nghĩa: khẳng định lợi ích của tiếng cười và truyền tải thông điệp “hãy sống thật vui vẻ cùng những tiếng cười”.

6 tháng 9 2023

Câu nói của Lão Tử: "cây lớn một ôm, khởi sinh từ một mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngạn dậm bắt đầu từ một bước chân" có ý nghĩa sâu sắc về quá trình phát triển và thành công.

Theo suy nghĩ của em, câu nói này ám chỉ rằng mọi thành công đều bắt đầu từ những bước nhỏ và những nỗ lực ban đầu. Như cây lớn cần phải khởi đầu từ một mầm nhỏ, công việc lớn cần có sự kiên nhẫn và bền bỉ từ những bước đầu tiên. Đây là lời nhắc nhở cho chúng ta rằng không nên chán nản hay từ bỏ ước mơ chỉ vì chúng ta không thấy kết quả ngay lập tức.

Đôi khi, khi chúng ta chỉ nhìn thấy thành công của người khác, chúng ta có thể bỏ qua những cố gắng và nỗ lực đáng kể mà họ đã bỏ ra để đạt được điều đó. Nhưng thực tế là, thành công không phải là sự việc xảy ra tự nhiên mà là kết quả của việc chăm chỉ lao động từ những bước đầu tiên.

Thêm vào đó, câu nói này cũng nhắc nhở về tính kiên trì và kiên nhẫn. Đi xa và đạt được những mục tiêu lớn đòi hỏi thời gian và sự cố gắng liên tục. Như cây lớn dựng đài cao chín tầng từ một sọt đất, chúng ta cũng cần có sự bền bỉ và kiên nhẫn để vượt qua các khó khăn và thách thức trên đường đến thành công.

Tóm lại, câu nói của Lão Tử có ý nghĩa rằng thành công không đến từ sự xảy ra tự nhiên, mà chỉ đến từ sự kiên nhẫn, bền bỉ và những bước đầu tiên mà chúng ta đi.

21 tháng 4 2021

Bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Đúng thế, tri thức rất quan trọng, là thứ mà hàng vạn hàng triệu hàng tỷ người dành cả đời để dành giụm tích lũy. Tuy nhiên làm chủ được tri thức thật sự không dễ dàng gì. Bởi thế, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.

Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? "Chùm rễ đắng ở đây" chính là gốc rễ của tri thức, cụ thể là quá trình không ngừng tìm tòi, học hỏi từng ngày - một quá trình đầy gian nan và đòi hỏi những phẩm chất không phải ai cũng có. Còn "hoa quả rất ngọt ngào" lại là thành tựu là niềm hạnh phúc, niềm tự hào khi mình vượt qua quá trình học tập gian khổ ấy. Vì vậy, có thể hiểu, dẫu gian nan, khó khăn nhưng việc học và thu nhận kiến thức sẽ mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

Như vậy, câu nói này mang nội hàm là bài học luân lý về tri thức thật cao cả và tốt đẹp. Để có được thành công như mong muốn, con người phải luôn học tập, luôn nỗ lực. Giọt nước mắt thống khổ hôm nay sẽ là dòng lệ chan hòa hạnh phúc ngày mai. Giọt mồ hôi cay đắng sẽ đổi lấy nụ cười chiến thắng thực sự. Đó là  quá trình làm ta trở nên khác biệt, là quá trình vượt qua bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đúng thế, nếu bạn không học sẽ không biết, không hiểu, không thể hội nhập và hơn hết là không thể chung sống. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn, bởi "người ta là hoa của đất", mỗi chúng ta đều là những phần tử của xã hội này. 

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. 

Câu nói thật đúng đắn và có tình giáo dục cao, đặc biệt là với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng tôi. Không bây giờ thì bao giờ hãy cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức cho mình để sau này phục vụ tương lại Tổ quốc.

8 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nguồn: Hoidap247

Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta . Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy . Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai, mỗi học sinh cần vượt qua nó.  Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình . Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập . Chỉ có như vây học mới thành công . Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Chính việc học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã . Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác . Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước .Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển . Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội . Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công . Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng , tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,...

Trợ từ+ câu ghép: In đậm nghiêng

13 tháng 7 2021

Cảm ơn bạn :))

 

2 tháng 12 2018

Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

   Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.

   Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.

  Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

   Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).

   Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

   Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

   Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.

   Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

   Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.

   Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.

   Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.

   Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.