K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2016

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

      ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
       - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
       - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

       - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
       - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
b.  Quá trình phát triển:

   + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
   + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
    - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
      * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

        + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

         + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

        + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

        + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

        + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

       - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

      - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

      => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

  c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

   +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

  + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

   +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

      +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

 * Thách thức:

  + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

      + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

       + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

30 tháng 3 2016

- Sau khi giành độc lập, 5 nước đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Từ những năm 60 – 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngoại thương.

- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia 7%, Malaixia là 7.8%, Philíppin là 6.3%; Thái Lan là 9% , Xingapo là 12%.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD.

6 tháng 8 2017

Đáp án B

1. Những năm đầu sau khi giành độc lập, nhóm các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin,Sinhgapo đã..?A. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội.         B. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.C. Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.D. Thực hiện những kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế.2. Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là..?A. Hợp tác phát...
Đọc tiếp

1. Những năm đầu sau khi giành độc lập, nhóm các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin,Sinhgapo đã..?

A. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội.         

B. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.

C. Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

D. Thực hiện những kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế.

2. Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là..?

A. Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.

B. Giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

C. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

D. Góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau khi giành độc lập, các nước phát triển trong điều kiện khó khăn.

B. Các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

C. Các nước phát triển không đồng đều.

D. Các nước đã phục hồi và phát triển về kinh tế.

4. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, nước nào gia nhập ASEAN sớm nhất?

A. Lào.            B. Mianma.                 C. Việt Nam.   D. Camphuchia

5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh?

A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh Bombay (2/1946).

B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân Cancutta (2/1947).

C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập (8/1947).

D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa (1/1950).

0
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

29 tháng 2 2016

-Nhón 5 nước sáng lập ASEAN : Bao gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Inđônêxia

+ Sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội):

            Mục tiêu : là nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.

            Nội dung : chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..

           Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế- xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…

Hạn chế : thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham những, quan liêu phát triển...

+ Từ những thập kỉ 60 – 70, chính phủ các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (hướng ngoại):

Mục tiêu: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá…

Nội dung: tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,phát triển quan hệ thương mại..

Kết quả : các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao,tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

             Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.

            Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.

3 tháng 6 2018

Đáp án: A

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”

Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:

A. 5 nước

B. 6 nước.

C. 8 nước

D. 10 nước

1
13 tháng 5 2017

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước

2 tháng 2 2016
Nội dungChiến lược hướng nộiChiến lược hướng ngoại
Thời gianSau khi giành độc lập khoảng nhữngnăm 50 – 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu và kết thúc ở các nước không giống nhau…. Chiến lược này được thực hiện nhằm xóa bỏ sự nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.Từ những năm 60 – 70 trở đi, đượcthực hiện nhằm khắc phục hạn chếcủa chiến lược hướng nội.
Nội dungCông nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước.Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làmchủ đạo : tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.
Thành tựuĐáp ứng nhu cầu cơ bản của nhândân trong nước, góp phần giải quyếtnạn thất nghiệp…(Thái Lan : sau 11năm phát triển, kinh tế nước này có những bước tiến dài, thu nhập quốc dân tăng 19,6% trong những năm 1961 – 1966).Làm cho bộ mặt kinh tế – xã hội các nước này biến đổi to lớn. Tỷ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt Singapore đã trở thành “Con rồng” kinh tế nổi trội nhất Đông NamÁ…
Hạn chế-Thiếu vốn, nguyên liệu, côngnghệ…– Đời sống người lao động còn khókhăn, tệ nạn tham nhũng quan liêutăng, chưa giải quyết quan hệ giữatăng trưởng với công bằng xã hội.– Xảy ra cuộc khủng hOảng tàichính lớn (1997 – 1998) song đãkhắc phục được và tiếp tục pháttriển.– Phụ thuộc vào vốn và thị trườngbên ngoài quá lớn, đầu tư bấthợp lí…
11 tháng 2 2022
11 tháng 2 2022

sai rồi bạn