K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2016

Cổng trường mở ra:

Nội dung:

Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật:

-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.

-Ngôn từ biểu cảm.

Mẹ tôi:

Nội dung:

Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.

Nghệ thuật:

-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.

-Dùng hình thức viết thư.

-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.

13 tháng 4 2017

cổng trường mở ra:

1. nghệ thuật

+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con

+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

2. nội dung

+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con

+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học

+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:

+xây dựng được tình huống tâm lí

+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật

+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ

+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc

2. nội dung

+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc

7 tháng 12 2018

Ý chính : Văn bản "Mùa xuân của tôi" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc Việt. Văn bản triển khai theo dòng suy nghĩa về những quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của Bắc Việt trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Nghệ thuật :

+) Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế.

+) Giọng kể - tả - biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên.

+) Ngôn ngữ giầu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

Nội dung : Nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống

7 tháng 12 2018

Bài văn mẫu

     Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913-1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo, bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tùy bút Tháng Giềng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.

     Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhièn như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, cộ tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: "Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thánh của tôi..."  Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: "Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.'" Ngồi yển không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lèn trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối,nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như củng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Ra ngoài trời, thấy ai củng muốn yểu thương, về đến nhà lại củng thấy yểu thương nữa... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yểu, của Bắc Việt thương mến.

Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm... và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lẵng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn.

Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc:

"Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lè mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

     Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

1 tháng 2 2019

Giá trị nội dung:

  ●   Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con

  ●   Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”

Giá trị nghệ thuật:

  ●   Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.

  ●   Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.

  ●   Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

26 tháng 5 2017

Đáp án

- Nội dung :

   + Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha, lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.

   + Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống con người phong phú, sâu rộng hơn.

   + Đời sống của nhân loại sẽ nghèo nàn nếu không có văn chương.

- Nghệ thuật 

   + Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.

   + Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.

12 tháng 3 2022

kkkkkkkk

Tác giả Lý Lan ,trích trong " báo yêu trẻ " PTBĐ là biểu cảm ,tự sự . Nội dung : tấm lòng yêu thương ,tình cảm sau lắng của người mẹ đối vs con . Vai trò to lớn của nhà trường đối vs cuộc sống mỗi con người
25 tháng 2 2023

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ, ví dụ như:

- Trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụn chuyển đồi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa:

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giá (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ "nghe" có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.

- Trong phần 2, tác giả tập trung khai thác cái hay của các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của bài thơ như:

 

+ Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng.

+ Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ + trở nên đẹp lộng lẫy.

+ Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ...

= Chính cái cảnh đẹp có thật mà xuất hiện như do một phép lạ là tiếng gà trưa đã đưa anh chiến sĩ trở lại kỉ niệm về người bà tần tảo, suốt đời lo toan để cháu được vui sướng.

18 tháng 11 2018

Cổng trường mở ra:

Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật:

-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.

-Ngôn từ biểu cảm.

Mẹ tôi:

Nội dung:Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.

Nghệ thuật:

-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.

-Dùng hình thức viết thư.

-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.

18 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.


 

3 tháng 5 2017

-Nội dung: Bằng những dẫn chứng cụ thể , phong phú. giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc, và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ 1 chân lý ''Dân ta có 1 lòng nồng làn yêu nước đó là truyền thồng quý bau của ta''

-Nghệ thuật: Bài văn là 1 mẫu mực về phép lập luận, bố cục và cách dẫn chứng cụ thể văn nghị luận

4 tháng 5 2017

Câu 2:

Nghệ thật phép tương phản và tăng cấp.

- TRong đình lúc ấy khung cảnh thật náo nhiệt, người người đi lại , ở giữa là tên quan phụ mẫu có kẻ hầu người hạ, thản nhiên chơi bài.Mọi thứ trong đình cái gì cũng có, được bày trang trọng đầy đủ để phục vụ quan phụ mẫu.

- Ngoài đình thì người dân lấy thân chống chọi với thiên tai, người thì ra sức giữ đê. Giông bão cứ thế mà kéo đến ầm ầm, tiếng hò hô gọi nhau,...Cảnh người vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến,..