K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì?

+ Nắm rõ những luận điểm của mỗi cá nhân để suy ra thông tin đúng nhất.

+ Chỉ cần hiểu các từ khóa, các thông tin cần thiết.

+ Xem xét nhãn hiệu, loại tờ báo phòng báo lá cải, hay sách giả gây ra thông tin lệch lạc.

Câu 1:Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2: Giới thiệu vài nét tiêu biểu...
Đọc tiếp

Câu 1:Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả? Xuất xứ của văn bản?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Khi đọc văn bản“Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”cần đọc như thế nào? Giải thích các từ khó trong văn bản?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 4: Văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì? Thuật lại sự kiện gì? theo trình tự nào? Xác định PTBĐ của văn bản?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần?

.........................................................................................................................................

Câu 6. Phần in đậm và thời gian đăng tải của văn bản có tác dụng gì trong văn bản?

làm giúp mk nhé 

1
25 tháng 11 2021

tên bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

15 tháng 12 2021

Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì?

+ Nắm rõ những luận điểm của mỗi cá nhân để suy ra thông tin đúng nhất.

+ Chỉ cần hiểu các từ khóa, các thông tin cần thiết.

+ Xem xét nhãn hiệu, loại tờ báo phòng báo lá cải, hay sách giả gây ra thông tin lệch lạc.

Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này?

+ Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin

+ Gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin…

+  Trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. 

Cho ví dụ?

Bài thủ lĩnh người da đỏ. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Thời điểm xuất hiện văn bản là thứ Bảy ngày 1/9/1018, nơi xuất hiện là @baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là thuật lại quá trình chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Thông tin được nêu rõ ràng, cụ thể nhất trong phần (2) của văn bản.

- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và tương ứng với sự việc: 

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

+ Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

- Việc thuật lại các sự kiện đầy đủ chi tiết, giúp người đọc nắm được những thông tin quan trọng trong quá trình trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. Hiểu được một nội dung lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

19 tháng 3 2022

 Đọc kĩ yêu cầu của đề là viết đoạn hay bài văn để tránh những sai sót không đáng có về cách trình bày 

 Có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và kết bài 

 Xác định trọng tâm của bài viết là ở đâu và chú trọng vào đó.

19 tháng 3 2022

Tham Khảo 

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục nhằm đạt được mục đích của người viết muốn đem đến một nhận thức đúng đắn, mới mẻ về một vấn đề cần bàn luận.

2. Đặc điểm của bài văn nghị luận

 

Trong bài văn nghị luận có điểm khác biệt so với các thể loại văn bản khác ở chỗ:

Vấn đề được đưa ra nghị luận bàn bạc phải là vấn đề được nhiều người quan tâm. vấn đề này cần tranh cãi, bàn luận. Các tình huống mọi người thường gặp như: nêu các ý kiến trong các cuộc họp, các bài xã luận, những lời phát biếu, những ý kiến công bố trên báo chí.

Văn bản nghị luận có mục đích hướng tới một hoặc nhiều đối tượng cần bàn luận, từ đó giải đáp những băn khoăn, những thắc mắc. Đôi khi làm sáng tỏ một chân lí hoặc thuyết phục người đọc người nghe có niềm.tin vào quan điểm đúng đắn của người tạo lập ra văn bản.

Văn bản nghị luận sử dụng chủ yếu là phương thức lập luận với các luận điểm cụ thể, rõ ràng cùng hệ thống lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

Luận điểm trong văn nghị luận là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những dẫn chứng đó. Trong cuộc sống có những câu hỏi, những vấn đề mà các loại văn bản khác không giải quyết được, vì vậy mọi người cần phải trao đổi, bàn bạc đưa ra những quan điểm riêng sau đó thống nhất.

Luận cứ phải xác đáng, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Văn nghị luận nhằm mục đích là hướng tới một hoặc vài đối tượng cần bàn luận, giải đáp những băn khoăn thắc mắc, làm sáng tỏ chân lí và thuyết phục mọi người tin vào tư tưởng, lập trường của mình, vì vậy những lập luận đưa ra phải có luận điểm cụ thể, rõ ràng, cùng với hệ thông lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

Chú ý: Trong bài văn nghị luận, những vấn đề, những quan điểm, tư tưởng phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Vì vậy trong quá trình làm bài thì việc lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ phải thống nhất chặt chẽ làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

3. Tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận

a. Tìm hiểu đề văn nghị luận

– Nội dung một đề văn nghị luận:

Trong phạm vi nhà trường phổ thông, khi làm bài văn chúng ta thường gặp nhiều dạng đề bài khác nhau. Trong một đề văn nghị luận có yêu cầu người viết phải bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó của đời sống được trình bày dưới hình thức các khái niệm, luận lí nêu ra để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ỳ kiến của mình.

Đề văn nghị luận thường có những yêu cầu cụ thể nhằm định hướng tính chất của một bài văn. vấn đề nêu trong bài văn nghị luận rất khác nhau có thể là ngợi ca, phê phán, khuyên răn… vì thế người viết phải có phương pháp và cách thức tiếp nhận vấn đề và lựa chọn kiểu bài nghị luận phù hợp.

Trong một đề văn nghị luận thường tập trung vào các kiểu đề có dạng như sau:

–   Loại đề có tính chất giải thích, ca ngợi.

–   Loại đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích.

–   Loại đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận.

–   Loại đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề.

Khi làm một bài văn nghị luận, để làm bài đúng hướng người làm bài cần chú ý các vấn đề sau:

–   Đề bài nêu vấn đề cần nghị luận là vấn đề gì? Nêu rõ ý kiến của riêng mình, đây cũng chính là nội dung bài viết.

–   Xác định rõ dối tượng và phạm vi cần nghị luận? vấn đề đó nông sâu, rộng hẹp đến mức nào, giới hạn của vấn đề nêu ra trong đề bài.

–   Những khuynh hướng tư tưởng, quan điểm mà đề bài yêu cầu, tính chất của đề bài làm văn là giải thích, chứng minh hay bình luận. Từ đó mới xác định cách thức trình bày bài viết sao cho phù hợp.

b. Lập ý cho bài văn nghị luận

Trong bất kì một bài văn nào, người viết cần xác định những nội dung, phương hướng cụ thể, từ đó mới trình bày thành chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.

Đối với bài văn nghị luận, dàn ý của bài được tạo thành từ luận điểm, luận cứ, lập luận trong sự lôgic, trọn vẹn và hợp lí.

Thứ tự các bước tiến hành như sau:

–   Xác định luận điểm

–   Tìm luận cứ

–   Xây dựng lập luận

Thứ tự. các bước trong chỉnh thể bài văn cần thực hiện theo trình tự hợp lí, thống nhất trong giới hạn và phạm vi vấn đề cần bàn luận. Trong bất cứ bài văn nào cũng cần chú ý ba vấn đề sau:

–   Luận điểm: là những ý kiến mà người viết đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

–   Luận cứ: là những dẫn chứng, những con số, những sự kiện,… nhằm cụ thể hóa làm sáng tỏ cho luận điểm.

–   Lập luận là cách đưa ra luận cứ nhằm hướng người đọc người nghe dẫn đến một kết luận. Một kết luận được đưa ra thường chứa đựng một quan điểm, một thái độ hoặc một ý định của người nói hoặc người viết.

Trong một lập luận, các luận cứ bao giờ cung đứng trước, kết luận đứng sau. Khi trình bày một quan điểm, thái độ hay ý định của người viết hoặc nói, thường được thể hiện bằng những ý kiến mang tính khái quát, phổ biến, điển hình với toàn xã hội và con người.

Một số cách lập luận thường gặp:

–   Lập luận theo quan hệ nhân quả.

–   Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

–   Lập luận theo suy luận tương đồng.

4. Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

4.1. Bố cục

–   Một văn bản nghị luận thường có ba phần:

+ Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đôi với đời sông xã hội. cỏ thể là lí giải, bàn bạc hay tranh luận.

+ Thân bài: Trình bày những nội dung chủ yếu của bài. Trong phần này có thể trình bày thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn diễn đạt một ý lớn. Trong mỗi ý lớn lại có thể có nhiều ý nhỏ. Nhưng quan trọng nhất là các ý trong phần thân bài phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hợp lí, khoa học, thống nhất.

+ Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Phần này người viết có thể nêu thái độ, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề cần bàn luận.

4.1. Phương pháp lập luận

a. Phép lập luận chứng minh

–    Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

–    Phép lập luận chứng minh thường sử dụng lí lẽ và dẫn chứng nhằm mục đích khẳng định tính chất đúng đắn của một nhận định, luận điểm. Xuất phát từ thực tế đời sống, đê chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin, người ta phải dùng các chứng cứ xác thực nhằm thuyết phục người đọc và người nghe. Điều họ cảm nhận được có thể đánh giá mức độ tin cậy từ quan sát và cảm nhận được từ thực tế khách quan.

Trong văn bản nghị luận, những lí lẽ mà người viết đưa ra phải được kiểm chứng, thừa nhận, xác thực và được khẳng định là đáng tin cậy. Trong quá trình làm bài, các dẫn chứng đưa ra cần phải được chọn lọc, ngoài ra nó còn mang tính tiêu biểu, điển hình.

Để làm bài văn lập luận chứng minh thật tốt, cần chú ý những vấn đề sau:

–    Vấn đề cần chứng minh trong bài là gì?

–    Trong bài văn chứng minh cần tập trung chứng minh những điểm nào, những vấn đề được mọi người chưa tin thì cần làm sáng tỏ hơn. Những vấn đề đã được đông đảo mọi người biết thì chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh thêm nữa.

–    Trong quá trình sử dụng dẫn chứng và lí lẽ, cần phải gắn kết chặt chẽ với vấn đề đang bàn, dẫn chứng càng có độ tin cậy thì càng có sức thuyết phục cao.

Các bước để làm tốt một bài văn lập luận chứng minh:

–   Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

–   Bước 2: Lập dàn bài

–   Bước 3: Viết bài

–   Bước 4: Đọc và sửa chữa

b. Phép lập luận giải thích

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Bài văn giải thích có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

Bố cục bài văn lập luận giải thích gồm:

–   Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

–   Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

–   Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

c. Phép lập luận chứa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.

Trong văn nghị luận, yếu tố biểu cảm nhằm tác động vào tình cảm của người đọc qua từ ngữ, giọng điệu, từ ngữ trong câu văn.

Các yếu tố biểu cảm được sử dụng nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc, khẳng định hay phủ định các nội dung cần bàn luận. Cảm xúc trong văn nghị luận thường là yêu ghét, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng…

Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có nhưng sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn và sinh động hơn.

Chú ý: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, chỉ có nghĩa trợ giúp cho lập luận. Người viết không thể để cho biểu cảm tách rời khỏi quá trình nghị luận, cản trở nghị luận hay lấn át vai trò của nghị luận;

5.  Các thể loại văn nghị luận

a.  Nghị luận xã hội

–     Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

–     Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vân đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để tìm ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

Về hình thức, bài viết phải có bố cục gồm ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.

b.  Nghị luận văn học

–     Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

–  Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng: lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

NG
5 tháng 12 2023

- Thời điểm đăng in vào 28/4/2013 trên báo điện tử của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam

+ Thời điểm đó có ý nghĩa để kỉ niệm, nhớ lại chiến thắng vang dội của quân ta tại chiến trường phía Nam, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4.

- Sự kiện thuật lại: thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

+ Sự kiện ấy được nêu ở phần Sapo.Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện. 

- Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện.
- Tác dụng các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục, hình ảnh: giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút lôi cuốn người đọc vì những hình ảnh cụ thể biểu đạt sự vật.
- Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát này đồng thời khiến chúng ta cảm thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc vào ngày đặc biệt: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thảm khảo ạ. Em chọn thuyết minh về lễ hội đền Trần: 

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành một điểm tựa tinh thần, ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống Việt Nam. Xuân về, trăm hoa đua nở, hòa chung trong bầu không khí căng tràn sức sống là sự xuất hiện của nhiều lễ hội. Nhắc tới lễ hội ngày xuân, không thể không nhắc lễ hội đền Trần - một trong những lễ hội nổi tiếng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Trần gồm lễ khai ấn và lễ hội lớn. Lễ hội đền Trần ngày xuân được nhiều người biết đến cùng với Lễ hội khai ấn đền Trần, là một trong những lễ hội được tổ chức với mục đích tri ân các vị vua Trần. Nguồn gốc ra đời của lễ hội đền Trần gắn liền với lịch sử của đền Trần. Đền Trần tọa lạc ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vị vua Trần cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng năm 1965 trên nền Thái Miếu cũ, tuy nhiên đền đã bị phá hủy bởi giặc Minh vào thế kỉ XV. Đền Trần có 3 công trình kiến trúc chính gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Đến năm 1705, đền chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần).

Lễ khai ấn đền Trần đầu tiên được tổ chức vào năm năm 1239. Đây là nghi lễ triều đại nhà Trần thực hiện tế tiên tổ. Những năm chống giặc Nguyên Mông, nhà Trần thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" nên rút toàn bộ quân về Thiên Trường, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 mới được mở lại. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, ấn cũ của triều Trần bị thất lạc. Mãi đến năm 1822, vua Minh Mạng ghé thăm Thiên Trường biết được, cho khắc lại ấn. Ấn cũ khắc "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc "Trần triều điển cố" ngụ ý nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương".

Nhân dân duy trì nhiều năm, đến nay lễ khai ấn Đền Trần vẫn được duy trì, phát triển. Lễ khai ấn được cố định tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Khai ấn vào thời điểm này mang ý nghĩa như tín hiệu đánh dấu kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc nhở nhân dân tiếp tục công cuộc lao động sản xuất. Ngoài ra, lễ hội đền Trần còn có cả lễ hội lớn được mở vào 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm với nghi thức lễ rước từ các đền xung quanh về dâng hương và tề tựu ở đền Thiên Trường và Cố Trạch.

 

Nghi lễ trong lễ hội đền Trần rất thú vị. Trước tiên, nói về nghi lễ khai ấn, các bậc bô lão truyền lại rằng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Tại đền Cố Trạch, thế hệ lão ông, lão bà khoác lên mình áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu đông đủ để tham dự lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ, bên trong có 2 con dấu bằng đồng. Phía trên mặt ẩn nhỏ có hai chữ "Trần Miếu", còn trên mặt ấn lớn có chữ "Trần triều tự điển tích phúc vô cương".

Đến đúng giờ Tý (khoảng 23 giờ - 1 giờ đêm), tiếng pháo vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Một cụ già cao tuổi sẽ đứng lên thay mắt dân làng làm lễ, xin rước ấn lên kiệu. Đoàn người rước hòm ấn theo nhịp trống chiêng cùng đèn nến sáng lung linh tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ. Trước tiên là lễ dâng hương lên bàn thờ Trung Thiên sau đó rước ấn và làm lễ xin khai ấn. Người bồi tế đặt 1 loại giấy dân gian của Việt Nam lên trước tế chính, chiêng trống nổi lên. Chủ tế trịnh trọng đóng ấn mực đỏ vào tờ giấy, cạnh đó ghi rõ ngày, tháng, năm, viết làm sao tính đúng đến cuối phải là chữ sinh. Giấy có dấu son được chia phát cho những người có mặt trong buổi lễ, đem về treo trong nhà để lấy may và xua đuổi rủi ro, tà ám.

Sang tới sáng ngày 15 tháng Giêng, dân làng sẽ tổ chức rước nước. Trước khi bắt đầu, người tế chính vào lễ xin 1 nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế. Sau đó cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu 8 chân. Cả đoàn rước lễ phục trang nghiêm, nghênh kiệu ra cổng đền, rồi dừng lại làm lễ tế trời đất sau đó mới tiếp tục ra bến sông Hồng.

Tại bến Hữu Bị cách đền khoảng 3km, kiệu dừng lại. Người dân gióng trống khua thuyền đã trang trí cờ hoa ra giữa sông, người tế chính múc nước trong vào bình sẵn. Khi nước đầy bình thì được rước kiệu về theo đường cũ. Nước trong bình sẽ được cho vào các bát và đặt lên bàn thờ làm lễ tế nước. Tế xong thì đưa cho con cháu họ Trần uống ghi nhớ cội nguồn tổ tiên. Đến ngày 16 buổi sáng, lễ tế cá sẽ diễn ra tại đền Thiên Trường. Cá quả, cá chép ứng với hai vị tổ họ Trần là Trần Kinh và Trần Lý được đựng trong thúng sơn đỏ. Làm lễ tế xong thì rước thả ra sông Hồng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như chọi gà, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn,... Không khí náo nhiệt, vui tươi, ngập tràn màu sắc và hơi thở truyền thống dân tộc.

Cũng giống như những lễ hội khác của dân tộc, lễ hội đền Trần không chỉ mang giá trị vật thể mà còn có giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc. Nó là chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời cũng là nơi ghi dấu công lao, gửi gắm lòng tri ân thành kính của bao thế hệ người Việt với thế hệ đi trước. Hiện nay, lễ hội đền Trần còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Mỗi năm vào đầu xuân, đền Trần đón tiếp hàng nghìn du khách thập phương về dự đêm khai ấn, bày tỏ lòng thành kính biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp.

Lễ hội đền Trần từ đó đã trở thành một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc. Góp phần thể hiện truyền thống yêu nước và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp của nhân dân ta. Không chỉ là một lễ hội ngày xuân nổi tiếng, Lễ hội Đền Trần còn là niềm tự hào của người con Nam Định và cả dân tộc Việt Nam.

NG
22 tháng 12 2023

Tham khảo
        "Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.