K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2022

sai chính tả kìa bn

17 tháng 3 2022

refer

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?

Ta bèn trả lời:

- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?

Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

Ta lại hỏi:

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và cây khế ngọt này. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh ấy sống sung túc lắm. Vậy mà anh chẳng hề đề ý gì đến đứa em nghèo khó như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện đó. Nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm củi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông, cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.

 

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, người anh nằng nặc đòi đổi hết gia tài của hắn lấy mảnh vườn và cây khế. Thấy anh cương quyết nên chàng trai đồng ý. Từ khi có cây khế, hắn chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

16 tháng 10 2021

MB Gián tiếp :

undefined

MB Trực tiếp :

undefined

20 tháng 3

không nhé :]]]

14 tháng 9 2019

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

Nguồn : mạng.

=))

14 tháng 9 2019

Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.

Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.

Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.

Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:

-         Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.

Tôi mỉm cười bảo họ:

-         Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.

Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:

-         Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.

Tôi cười khẩy:

-         Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?

Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.

Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?

Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:

-         Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.

Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.

Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.

Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:

-         Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.

Tôi vùng dậy thét:

-         Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?

-         Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.

Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.

Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.

Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!

Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?

NG
26 tháng 12 2023

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 
15 tháng 9 2016

Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy. 

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

 


 

14 tháng 9 2016

 

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. 
28 tháng 9 2019

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                    Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

18 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

18 tháng 2 2022

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

 

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

 

 
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

 

Chim lạ liền nói:

 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

 

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

 

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

 

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

 

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm".