K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2017

Thám tử lừng danh Conan

KB MIk nhé!

2 tháng 3 2017

trong kaito kid

15 tháng 9 2017

bạn ko nên đăng những câu hỏi ko liên quan đến ttoán trên hỏi đáp

12 tháng 5 2018

Theo cha tôi kể lại thì truyện ngắn “Tôi đi học” có từ cái thuở cha tôi còn đi học tiểu học.

Thế mà khi đọc lại, tôi nhớ cái thuở mới cắp sách đến trường. Tôi có cảm nghĩ rằng mỗi chữ, mỗi câu tác giả viết có rất nhiều ý nghĩa khi xướng âm lên… Âm điệu câu văn như nhịp đập trái tim bẽn lẽn rụt rè của đứa con nhỏ theo mẹ đến trường lớp lần đầu… “Hàng năm cứ vào cuối thu… Tôi quên sao được buổi sớm mai hôm ấy. Những kỉ niệm của buổi tựu trường lần đầu… Một mùi hương lạ xông lên trong lớp… ”

Truyện ngắn có những phát hiện rất tinh tế và tài hoa khiến người đọc như hiện ra trước mắt mình một cái “tôi” thuở ấy…

Vâng! Nhân vật “tôi” thuở ấy có hình hài và tâm trạng rất giống tôi sau này khi lần đầu tiên nắm tay mẹ bước vào sân trường.

“Tôi” thuở ấy là tác giả, đã miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng: Tôi mặc bộ quần áo mới sang trọng và đúng đắn… Dọc đường đến trường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi, tôi ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau. Chỉ có hai quyển vở trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

Trước sân trường đông đúc người đưa con đi học, vẻ mặt người nào cũng vui tươi và ăn mặc tươm tất.

Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè sẽ vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò mới như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép vào bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. Có thể ví họ như lũ chim non sắp biết bay nhìn bầu trời cao rộng vừa thèm muốn vỗ cánh bay lên nhưng còn e sợ ngập ngừng…

Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp.

Chúng tôi lúng túng vụng về, toàn thân run lên, quả tim như ngừng đập… Trong lúc đó ông đốc gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba, rồi gọi tên từng người. Nghe gọi đến tên mình tôi giật mình lúng túng quên cả mẹ đứng đằng sau.

Với cặp mắt hiền từ và cảm động, ông đốc nói với chúng tôi mấy điều chúng tôi nghe rõ từng tiếng nhưng không ai trả lời mà chỉ có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

Khi ông đốc nói: “Thôi các em đứng dậy sắp hàng để vào lớp”, tự nhiên tôi cảm thấy như có bàn tay ở phía sau đẩy tôi tới trước.

Mấy cậu bắt đầu khóc, tôi cũng quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ khóc theo. Ông đốc an ủi chúng tôi đừng khóc vì đến trưa sẽ lại về nhà và ngày mai lại được nghỉ cả ngày.

Sau đó, mười tám người chúng tôi xếp hàng dưới hiên lần lượt đi vào lớp năm.

Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, có bắt đầu có sự cảm mến và quyến luyến các vật và bạn bè xung quanh.

Tác giả kết luận bằng cách miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”

Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc của mình “tức là cái tôi trữ tình” rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Đó là cái ngày không ai quên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm suốt cuộc đời.

Trong hành trình khôn lớn trưởng thành, hành trang chúng ta mang theo không chỉ là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô mà còn là những hồi ức quý giá. Ai cũng mang nỗi nhớ về người bạn đã cùng mình trải qua tuổi ấu thơ và kỉ niệm không thể quên. Co một kỉ niệm xúc động về người bạn thuở ấy mà tôi luôn nhớ mãi.

Tôi là con một trong gia đình nên từ nhỏ, bạn bè đã là món quà vô giá đối với tôi. Bố mẹ cũng thường khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi kết thêm nhiều người bạn mới để tôi không cô đơn. Người bạn đồng hành cùng tôi lâu nhất, từ lúc còn bi bô tập nói đến giờ là cô bạn hàng xóm tên Quỳnh Chi. Quỳnh Chi cũng là con một, chúng tôi trùng hợp lại sinh cùng ngày nên chơi rất thân với nhau. Chi dáng ngưởi cao lớn, da trắng. Từ nhỏ, cô bạn đã tỏ ra hiểu chuyện hơn tuổi. Mọi người hay trêu đùa gọi là “bà cụ non”. Ban đầu Chi còn phụng phịu giận dỗi, sau quen cũng không phản đối.

Chi đối với tôi vừa là bạn thân, vừa giống như một người chị gái. Tính tôi vốn trẻ con, hay cáu gắt bướng bỉnh. Thỉnh thoảng còn giận hờn vô cớ với Chi. Chi luôn là người giảng hòa trước. Sinh nhật năm chúng tôi mười ba tuổi, tôi thích một con búp bê to hình mèo Hello Kitty. Mỗi lần đi học về, tôi lại đứng tần ngần trước cửa hàng bán thú bông cạnh trường, chăm chú nhìn nó mãi. Chi băt gặp, liền hỏi:

– Cậu thích con mèo kia à?

Giữa chúng tôi không có chuyện gì bí mật nên tôi không giấu diếm mà đáp ngay:

– Ừ tớ cực kỳ thích luôn ấy. Nó dễ thương đúng không?

Chi gật đầu tán thành rồi kéo tôi về, bảo hôm khác đủ tiền sẽ mua nó. Tôi hiểu ý Chi nhưng cũng ý thức được điều đó không thể xảy ra. Gía của nó rất cao, xin bố mẹ chắc chắn không được mà để danh tiền thì sẽ bị người khác mua mất. Tôi nghĩ vậy nên chỉ hay ra ngắm nhìn chứ không nghĩ sẽ đem nó về nhà.

Sinh nhật năm ấy vẫn được tổ chức như mọi năm. Hai chúng tôi cùng cắt một chiếc bánh, cùng ước nguyện và cùng thổi nến. Khi mọi người lục tục ra về, tôi vào phòng và ngắm nhìn những món quà, lòng vẫn không nén được chút thất vọng vì không có con mèo mình yêu thích. Bất ngờ, cánh cửa phòng dần hé mở, tôi thấy cái đầu nhỏ nhắn của Quỳnh Chi ghé vào:

– Ngạc nhiên không? Chúc mừng sinh nhật nè!

Nói đoạn, Chi kéo ở phía sau mình ra một thứ. Tôi vỡ òa trong niềm vui, đó chính là con Hello Kitty tôi ao ước. Chi ôm nó đến cạnh tôi, nhìn con mèo to gần bằng người mình tôi vui sướng hét lên:

– Đẹp quá. Cậu mua nó cho tớ à?

– Tớ mua hôm qua đấy. Qùa sinh nhật cả năm sau luôn nhé, năm sau không được đòi tớ đâu.

Chi hài hước nói đùa. Tôi bất ngờ vô cùng, vừa gật đầu vừa ôm chi nhảy lên nhảy xuống. Tôi cứ vô tư như vậy, không hay biết bạn thân của mình đã dành tiền tiết kiệm hai năm nay để mua cho tôi. Mẹ nói với tôi, Chi dành dụm để mua bộ sách mà cậu ấy mong muốn từ lâu, nhưng vì tôi thích gấu bông nên cậu ấy không suy nghĩ mà mua tặng tôi ngay. Lúc biết sự thật, tôi lắp bắp hỏi:

– Sao cậu ngốc thế…Qùa quà…

– Sách vẫn xuất bản lại mà, còn gấu bông chị chủ bảo chỉ còn có một con thôi. Tớ chỉ có bạn thân là cậu, sau này cậu mua lại cho tớ là được rồi. – Chi ngắt lời tôi, vui vẻ nói ra suy nghĩ của mình.

Tôi xúc động, không ngăn được nước mắt. Không phải Chi không muốn có bộ sách kia chỉ là vì sở thích của tôi mà bạn ấy tạm gác lại ao ước của mình. Nhìn cô bạn đang mỉm cười tươi tắn, tôi thàm cảm thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Mẹ nói không dễ dàng có được một người bạn sẵn sàng sẻ chia như thế, Chi thực sự là một người bạn tốt.

Chúng tôi lớn lên bên nhau, cùng nhau trải qua bao vui buồn tuổi thơ. Những lúc khó khăn hoạn nạn, Chi chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Kỉ niệm ngày đó, có lẽ Chi đã quên nhưng tôi lại luôn ghi nhớ. Đó là dấu mốc ý nghĩa quan trọng về tình bạn của chúng tôi, là kỉ niệm tôi luôn trân trọng về người bạn tri kỉ.

a hihi

8 tháng 9 2018

nguyễn như thịnh dở hơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Thời gian làm bài 60 phút I.Trắc nghiệm:( 4 điểm ) Câu1:Chuyển động cơ học là sự thay đổi……………… A : Khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc B : Vận tốc của vật C : Vị trí của vật so với vật mốc D : Phương chiều của vật Câu 2 : Lực là nguyên nhân: A: Thay đổi vận tốc của vật B : Vật bị biến dạng C : Thay đổi dạng quỹ đạo của vật D : Các tác động A,B,C Câu 3...
Đọc tiếp

Thời gian làm bài 60 phút I.Trắc nghiệm:( 4 điểm ) Câu1:Chuyển động cơ học là sự thay đổi……………… A : Khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc B : Vận tốc của vật C : Vị trí của vật so với vật mốc D : Phương chiều của vật Câu 2 : Lực là nguyên nhân: A: Thay đổi vận tốc của vật B : Vật bị biến dạng C : Thay đổi dạng quỹ đạo của vật D : Các tác động A,B,C Câu 3 :Khi làm đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm đường ngoằn nghèo rất dài để? A :Giảm quãng đường đi B :Tăng lực kéo của ô tô C:Tăng ma sát giữa xe và mặt đường D:Giảm lực kéo của ô tô Câu 4:Hành khách ngồi trên ô tô bỗng thấy mình bị nhào về phía trước,vì xe đột ngột… A: Tăng vận tốc B : Rẽ sang trái C : Giảm vận tốc D : Rẽ sang phải Câu 5: Để đưa 1 vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công bằng bao nhiêu? A: 12 J B : 1,2 J C : 120 J D : 1200 J Câu 6 : Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực? A: Lực kéo của con ngựa lên xe B :Trọng lượng của người ngồi trên giường C : Lực ma sát tác dụng lên vật D :Trọng lượng của bóng đèn treo vào sợi dây Câu 7 :Một xe đi với vận tốc 15m/s trong thời gian 45 phút .Quãng đường xe đi được là: A : 675 m B : 40,5 km C : 2,43km D : 3 km Câu 8 : Khi mở lon sữa một bằng l lỗ,sữa khó chảy hơn khi mở lon sữa bằng 2 lỗ,vì: A: Sữa đặc nên khó chảy. B: Vì thói quen. C : Để không khí tràn vào hộp sữa tạo áp suất lớn đẩy sữa ra ngoài. D : Cả A,B,C đều sai. II. Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1. Tại sao không nên chạy xe với tốc độ cao trên những đoạn đường trơn trượt nhất là lúc trời mưa? (1 điểm ) Câu 2. Một vật có thể tích 90 dm3 khi thả trong nước thấy 1/2 thể tích vật nổi trong nước a.Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật ,biết dn =10000 N/m3. b. Tính trọng lượng riêng của vật c. Khi thả vật vào chất lỏng có trọng lượng riêng là d =7000 N/m3 thì vật nổi hay chìm? (3 điểm) Câu 3. a, Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? -Kéo một hộp gỗ trượt trên mặt bàn. -Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. -Một quả bóng lăn trên mặt đất. b, Một người công nhân kéo một vật có khối lượng 12kg lên cao 4m bằng ròng rọc cố định, hãy tính công của lực kéo Xem đầy đủ tại: http://dethikiemtra.com/lop-8/de-thi-hoc-ki-1-lop-8/de-kie

0
13 tháng 5 2021

Nhân chi sơ, tính bản thiện hoặc Nhân chi sơ, tính bổn thiện là đạo lý mở đầu trong quyển Tam Tự Kinh của Trung Quốc, câu này có ý nghĩa là Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.

12 tháng 10 2017

Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo !...”.

Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một cách đẹp.

Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị,trong trẻo,”biết yêu và biết ghét”.

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền: “…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng.

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…,ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”

Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện “Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng dấp hình bóng Nam Cao.Ý kiến ấy rất lí thú.

Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.

12 tháng 10 2017
  

Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà văn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức - người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy.

Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết - tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sông đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và 11 tưởng chi là một giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”, rồi cũng phải tự tay minh bán di vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang văn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông.

Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gùi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc — người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường như là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất của lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo với tâm trạng tột cùng đau khổ, thi ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gủi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão: “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả.

Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông... khiến ông đau xót thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng.

Những triết lí ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngô"c, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông còn buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. Ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy: “nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vi không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn đó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cô' gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc.

Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rằng: người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,... mà lại là ông giáo - con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”.

Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, chia sẻ nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng của nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ được những nét nhân cách đáng trọng của mình.