K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 :  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:-         Sao cô biết mợ con có con ?        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình...
Đọc tiếp

 

:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

-         Sao cô biết mợ con có con ?

        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

        Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi  là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

                                                                                                   (Ngữ văn 8, tập một)

     a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)

     b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

     c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)

     d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì  của bé Hồng? (1.0đ )

     e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời”  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )

 

 

1
10 tháng 12 2021

a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.

b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.

d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.

e/ Tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

9 tháng 10 2021

TTV chỉ người: bà, mẹ, con, cô

TTV chỉ hoạt động con người: vào, cân, bán, đi, ngồi, ăn, gọi, hỏi, xem, quay, lấy, che, vồ, cắn, nhai, nghiến.

TTV chỉ vật: gạo, rổ, bóng đèn, nón, hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với...
Đọc tiếp

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.

    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.

- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.

Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:

- Gì đó cháu?

- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.

- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!

      Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.

      Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:

- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?

- Không thấy.

     Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.

      Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.

 

Viết đoạn văn từ 6-8 dòng trình bày cảm nhận của em về người bà trong đoạn trích trên?

 

1
23 tháng 10 2023

Ấn tượng của em về người bà trong đoạn văn trên là người giàu tình yêu thương dành cho con cháu. Người bà ấy chính là chỗ dựa tinh thần cho nhân vật "tôi" trước những đòn roi của người cha. Dường như người bà luôn muốn dành tất cả những gì tốt nhất cho đứa cháu bé bỏng. Kiên nhẫn kể chuyện, che chở cho cháu những lúc đòn roi, đối xử với người cháu bằng tất những gì dịu dàng và âu yếm nhất. Chính vì vậy, nhân vật "tôi" trong truyện dù có quậy phá đến mức nào vẫn luôn dành sự trân trọng nhất dành cho người bà.

23 tháng 10 2023

chị giúp em 2 câu em mới đăng với ạ

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với...
Đọc tiếp

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.

    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.

- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.

Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:

- Gì đó cháu?

- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.

- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!

      Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.

      Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:

- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?

- Không thấy.

     Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.

      Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.

 

 Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

1
23 tháng 10 2023

Thông điệp tích cực em rút ra trong văn bản là: trân trọng những người thân yêu trong gia đình. Họ chính là điểm tựa tinh thần cho chúng ta trước những khó khăn. Dù đó có là roi vọt hay những lời dịu dàng yêu thương, tất cả đều mong muốn chúng ta có thể lớn khôn thành người tốt có ích cho xã hội. 

Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng trai 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kỳ lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc con phố – con phố nhà mình...
Đọc tiếp

Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng trai 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kỳ lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc con phố – con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ – từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cửa hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cửa kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành – và chàng trai biết đó là ‘tình yêu từ ánh mắt đầu tiên’.

Chàng trai vào cửa hàng và lại gần cái bàn. nơi cô gái đang ngồi.

Cô gái ngẩng lên hỏi:

– Tôi có thể giúp gì được anh? – Cô gái mỉm cười và đó quả là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

– Ơ.. – Chàng trai lúng túng – Tôi muốn mua một CD…

Chàng trai chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

– Anh có cần tôi gói lại không – Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Khi chàng trai gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cửa hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh. Những chiếc CD đó, chàng trai đều đem về nhà và cất ngay vào tủ. anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái. Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cửa hàng bán CD. Rồi khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn. Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói như tất cả mọi ngày – đem về.

co-gai-o-cua-hang-ban-dia-cd

Vài ngày sau…

‘Reeeeng!…’

Mẹ của chàng trai nhấc điện thoại:

– Alô?

Đầu dây bên kia là cô gái ở cửa hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ oà lên khóc.

– Cháu không biết sao? Nó đã mất rồi…hôm qua.

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai. Bà muốn sắp xếp lại quần áo của cậu nên đã mở cửa tủ. Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận chưa hề được mở ra.

Bà mẹ rất ngạc nhiên nên cầm lên một chiếc mở thử ra.

Bên trong hộp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi ‘ Chào anh, anh dễ thương lắm- Jacelyn.’

Bà mẹ mở thêm một chiếc CD nữa.Lại thêm một mảnh giấy ghi:’ Chào anh, anh khỏe không? Mình làm bạn nhé? – Jacelyn.’

Một chiếc CD nữa, một chiếc nữa… Trong mỗi chiếc là một mảnh giấy…

Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở những món quà mà cuộc sống đem lại

3
27 tháng 2 2018

Hay lắm !!!

27 tháng 2 2018

khổ thân chàng trai quá huhu T.T

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                            MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnhĐến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm )

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                           

MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnh

Đến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn cái mặc, vì học hành, vì lập nghiệp… rồi phải lòng Sài Gòn mà ở lại bởi những điều giản dị như thế. Bây giờ Sài Gòn bị “bệnh”, ai nấy đều thương và cầu mong cho Sài Gòn bình an sớm vượt qua địa dịch.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất Sài Gòn-Gia Định và nay là TP.HCM đã tạo nên một Sài Gòn bao dung nghĩa tình. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, tình người ấm áp, những nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, của đất Sài thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng riêng tôi, tôi yêu Sài Gòn mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Sài Gòn đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là ẩn sau đô thị phồn hoa là một thành phố lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình. Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ!

Mong bão Covid-19 nhanh đi qua để Sài Gòn trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

(Lê Thị Thu Thanh, theo báo Thanh niên ngày 02/11/2021, cuộc thi viết“Có một Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ”)

Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cái đẹp của Sài Gòn? Qua đó thể hiện những tình cảm gì của người viết?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây”.

Câu 5. (1.5 điểm) Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những mong muốn gì? Em làm gì để góp phần thực hiện những lời gửi gắm đó?

1
29 tháng 4 2023

1. biểu cảm

2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".

3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.

Hình ảnh: bà mẹ, tình người.

4. Mục đích nói: trần thuật.

Hành động nói: trình bày.

5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.

đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:"cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe.Có một bà họ hàng xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hô đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.Mẹ tôi ăn vận rách rưới,mặt mày xanh bủng,người rạc đi,thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội vàng quay đi lấy nón che...Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe.Có một bà họ hàng xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hô đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.Mẹ tôi ăn vận rách rưới,mặt mày xanh bủng,người rạc đi,thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội vàng quay đi lấy nón che...

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc ko ra tiếng.Giá như những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

CÂU 1  chỉ ra phương thúc biểu đạt cảu đoạn trích trên

CÂU 2  phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn"Giá những  hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

CÂU 3  nêu suy nghĩ của em(khoảng 10 câu) nói về tình mẫu tử thiên liêng.

1
2 tháng 10 2021

Câu 1: .Phương thức biểu đạt trong đoạn trích :tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 3:Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.