K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đặc điểm tự nhiên Châu Á:

- Khu vực: Nam Á

- Địa hình: 3 miền có địa hình khác nhau

+ Phía bắc: Có hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ, chạy dọc theo hướng Tây bắc - Đông Nam

+ Phía nam: sơn nguyên đê can tương đối thấp, bằng phẳng, 

+ Có đồng bằng Ấn - Hằng nằm ở giữa

- Khí hậu: Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa (Mùa Đông: lạnh, khô | Mùa hạ (hè): nóng, ấm)

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn

- Thực vật: chủ yếu rừng nhiệt đới gió mùa và xa van

 

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

NG
20 tháng 9 2023

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia láng giềng của Việt Nam.

17 tháng 1 2023

Khu vực

Địa hình

Sông ngòi

Khí hậu

Bắc Á

- Đồng bằng Tây Xi-bia;

- Cao nguyên Trung Xi-bia;

- Miền núi Đông Xi-bia.

Mạng lưới sông ở Bắc Á khá dày như: Ô-bi, l-ê-nít-xây Lê-na,... Các sông này đều có nguồn thuỷ năng rất lớn.

Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc

Trung Á

- Thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia Thiên Sơn và An-tai;

- Phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi;

- Ở trung tâm là hồ A-ran.

Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đều đổ vào hồ A-ran.

- Trung Á có khí hậu ôn đới lục địa.

- Lượng mưa rất thấp, chỉ vào khoảng 300 – 400 mm/năm.

17 tháng 1 2023

Tây Á

Địa hình có nhiều núi và sơn nguyên.

 

- Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm;

- Nước cho sản xuất và sinh hoạt một phần lấy từ hai con sông Ti-grơ và C-phrát, phần còn lại lấy từ nước ngầm và lọc từ nước biển.

- Tây Á nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng;

- Lượng mưa thấp khoảng 200 – 300 mm/năm

Nam Á

- Hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam ở phía bắc;

- Sơn nguyên I-ran ở phía tây, sơn nguyên Đề-can tương đối thấp và bằng phẳng ở phía nam;

- Đồng bằng Ấn – Hằng

Có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.

Nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

NG
19 tháng 9 2023

Mỗi khu vực của châu Á có đặc điểm tự nhiên mang đặc điểm riêng biệt và nổi bật:

- Đông Á gồm lục địa và hải đảo. với khí hậu ôn đới.

- Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo với khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nam Á có hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

- Tây Nam Á có núi và sơn nguyên, khí hậu khô hạn.

- Trung Á có các dãy núi cao đồ sộ với khí hậu khô hạn có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm

Khu vực

Địa hình

Khí hậu

Trung Mỹ

Phía tây chủ yếu là các đồi núi còn phía đông là đồng bằng.

+ Khí hậu xích

đạo

+ Khí hậu cận

xích đạo

+ Khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu cận

nhiệt đới

Nam Mỹ

Chia làm 3 khu vực chính:

+ Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi

thấp.

+ Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn….).

+ Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3.000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy

núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên.

+ Khí hậu xích

đạo

+ Khí hậu cận

xích đạo

+ Khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu cận

nhiệt đới

+ Khí hậu ôn

đới.

17 tháng 1 2023

– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:

+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.

– Ý nghĩa:

+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.

+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.

Môi trường xích đạo: Tầng lớp trong mún đất không dày và lớp phủ thực vật bị tàn phá rất nhiều

=>Cần phải trồng và bảo vệ rừng

Môi trường nhiệt đới: Người dân cần lưu ý vấn đề thoái hóa đất và nguồn nước rất hạn chế

Môi trường hoang mạc: Vì diện tích hoang mạc có xu hướng mở rộng nên người dân cần phải chú ý có những biện pháp phù hợp để khai thác

Môi trường cận nhiệt: Người dân cần lưu ý hiện tượng hoang mạc hóa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay

NG
19 tháng 9 2023

- Châu Á bao gồm các khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á, Trung Á.

- Khu vực Nam Á có hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

– Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

– Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

– Thực vật: đa dạng.

+ Rừng lá kim ở phía bắc.

+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.

+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

– Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

– Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,…

– Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.