K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, là lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Phải có ý chí thì con người mới vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm, xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua những khó khăn đó, ý chí nghị lực sẽ được hình thành, con người mới có thể bản lĩnh, hiên ngang giữa cuộc đời. Một người có ý chí là...
Đọc tiếp

Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, là lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Phải có ý chí thì con người mới vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm, xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua những khó khăn đó, ý chí nghị lực sẽ được hình thành, con người mới có thể bản lĩnh, hiên ngang giữa cuộc đời. Một người có ý chí là một người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Như tấm gương Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký tuy thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn cố gằng dùng chân viết mặc dù rất đau đớn. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.

1
1 tháng 3 2022

Trả lời : Báo cáo

Sau không đăng linh tinh, chả thấy bài

@congtybaocao

Sức lao động của con người

Ý chí, quyết tâm của con người

28 tháng 3 2023

"đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho sức lao động và ý chí, quyết tâm của con người

Đáp án D 

Nhà văn NBH có viết:' Đường đi không khó, không khó ở ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông 'Em hiểu câu trên ntn? LHBT?                                                                                        Bài làm:B1+2: Tìm hiểu đề+Tìm ý:B3: Lập dàn ý:- Câu danh ngôn được hiểu ntn?  + Đường đi: Con đường đi (Nghĩa đen)                                         đời (Nghĩa bóng)  + Sông, núi: Những...
Đọc tiếp

Nhà văn NBH có viết:

' Đường đi không khó, không khó ở ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông '

Em hiểu câu trên ntn? LHBT?

                                                                                        Bài làm:

B1+2: Tìm hiểu đề+Tìm ý:

B3: Lập dàn ý:
- Câu danh ngôn được hiểu ntn?

  + Đường đi: Con đường đi (Nghĩa đen)

                                         đời (Nghĩa bóng)

  + Sông, núi: Những khó khăn con người gặp phải

  + Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người

→ Ý nghĩa câu danh ngôn là: ....................................................................

- Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi?

  + Vì núi dẫu cao thì cũng có đỉnh, cao đến mức nào con người cũng có thể vượt qua

  + Vì sông có rộng đến mấy cũng không trở thành trở ngại đối với con người

→ Trong cuộc đời ta phải đối mặt với nhiều khó khăn trở ngại nhưng khó khăn của cuộc đời chỉ là những thử thách ý chí nghị lực của ta, nó không thể làm ta lùi bước nếu ta quyết tâm

  Vì sao đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông?

   + Khi người ta không có quyết tâm, không có ý chí thì mọi trở ngại dù là nhỏ nhất cũng khó có thể vượt qua

→ D/c: 1. Tục ngữ có câu: ' Có chí thì nên '

            2. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khi đất nước đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh thì nhờ ý chí, nghị lực của nhân dân nên đã giành được độc lập như ngày nay

            3. BH đã dạy thanh niên: ' Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền

                                                       Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên '

- Từ cách hiểu câu danh ngôn, em rút ra bài học gì cho bản thân? (LHBT)

  + Từ cách hiểu câu danh ngôn, em rút ra bài học rằng phải rèn luyện ý chí từ những việc làm nhỏ nhất

B4: Viết bài

.....................................................................................................................................................................................

Các bạn đọc kĩ sẽ thấy có chỗ ghi ý nghĩa câu danh ngôn là gì, trả lời hộ Hon nhann

Hon đã vạch ý, làm dàn bài hộ và tìm dẫn chứng luôn rồi, mọi người viết bài hộ Hon nha (Tại dốt quá mà =))) )

Bạn nào trả lời hộ tớ câu này Hon tặng 1 điều bất ngờ!!! (Nhớ là Hon biết design)

 

2
8 tháng 5 2016
Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

“Không có việc gì khó,

 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển;

Quyết chí ắt làm nên”.

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quôc tế, … Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động  trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, … Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.

Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.

Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

tham khảo nha banj^^ chúc bạn học tốt vui

28 tháng 3 2023

"đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho sức lao động và ý chí, quyết tâm của con người

 

Cái này khoanh trắc nghiệm đúng không ạ?

Sức lao động của con người

Ý chí, quyết tâm của con người

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Đề (1):

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.

Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.