K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2016

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

2 tháng 10 2016
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

6 tháng 10 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

 

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

 

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

6 tháng 10 2016

1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

2)

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

3)

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

 
Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, hài hòa bởi thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

6 tháng 10 2016

1. Bài thơ Bánh trôi nước có điểm giống vs những câu hát than thân trong ca dao:

+ Đều có mô - típ mở đầu bằng cụm từ : ''Thân em''

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

=> Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

2. 

Hình ảnh Bánh trôi nước đc mtả :

+ Miêu tả có màu trắng, được nặn thành viên tròn, bên trong có nhân đường đỏ. Khi nhào bột nhiều nước sẽ làm cho bánh nát (nhão), ít nước sẽ làm cho bánh cứng (rắn). Khi luộc, bánh chìm xuống, khi chín, bánh nổi lên.

+ Bằng các từ ngữ trắng, tròn có thế hình dung đây là một người phụ nữ rất xinh đẹp, trong trắng với một vẻ đẹp tinh khiết và hoàn hảo nhưngcó cuộc đời bất hạnh, khổ cực trong xã hội cũ.Thế nhưng người phụ nữ vẫn giữ vng tấm lòng thuỷ chung son sắt “mà em vn giữ tấm lòng son”.

 - Bài thơ gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong XH xưa : hiện lên vừa đẹp, với tự tin, bản lĩnh trước cuộc đời dù qua bao sóng gió vùi dập nhưng họ vẫn tin vào phẩm giá trong sáng của mình.

6 tháng 10 2016

3. 

Với hai lớp nghĩa trên, nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) có vai trò quyết đinh giá trị của bài thơ bởi vì: bài thơ không đơn thuần ch là việc tả thực chiếc bánh trôi nước mà thông qua đó ->  tác giả Hồ Xuân Hương với tình cảm trân trọng muôn ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đồng thời bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm ni của họ.

4. 

- Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sự đồng cảm cho hoàn cảnh của họ

- Chi tiết thể hiện điều đó là cả bài thơ Bánh trôi nước, nó tuy ngắn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa:

                      Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

                      Bảy nổi ba chìm với nước non

                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                      Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

3 tháng 10 2016

a) Có mở đầu bằng từ " Thân em" và dùng để nói lên thân phận  người con gái ở xã hội cũ

b) Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả như trong đời thật. Ngoài ra bài thơ còn miêu tả thân phận phụ thuộc của người con gái xã hội cũ nhưng trong đó bài thơ còn tả về vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ.

c) Ý hai: vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ ( hai câu thơ cuối)

d) Nói về sự phụ thuộc của người con gái: Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son

nhớ tick nha

3 tháng 10 2016

cung la bai ca than than trach phan cua nguoi con gai thoi xua

 

7 tháng 10 2016

* Dàn ý: 
. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. 
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 
b. Thân bài: 
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín 
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam 
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”. 
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”. 
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son” 
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ. 
c. Kết bài 
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.

6 tháng 10 2016

1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

2)

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

3)Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

15 tháng 10 2016

a)Bài thơ phiên âm được viết theo thể thơ:hình thức cổ thể.một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả

bĐọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên.

 

18 tháng 10 2016

Bào thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt  

Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ nhà , nhớ quê hương của Lý Bạch

19 tháng 10 2016

a)  

Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Số câu : 4

Số chữ : mỗi câu 7 chữ

Cách hợp vần : chữ cuối của câu 1 hợp vần với chữ cuối của câu 2 và 4 ( tròn - non - son )

b )

phê phán xã hội cũ bất công

nói lên nỗi lòng , và cuộc sống bấp bênh của người phụ nữ xưa

cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi 

c)

hình ảnh bánh trôi nước :

_ bánh có màu trắng của bột nếp

_ bánh được nặn thành từng viên tròn . Nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát , ít nước thì rằn

_ khi luộc trong nước sôi , bánh chết thì nổi lên , bánh chưa chín thì chìm xuống

như vậy ta thấy việc miêu tả bánh trôi nước rất đúng với hiện thực bánh trôi nước ngoài đời

hình ảnh người phụ nữ xưa :

bánh trôi nước phản ánh vẻ đẹp , phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

_ Vẻ đẹp : trong trắng , xinh đẹp ( thân em vừa trắng lại vừa tròn )

_ Phẩm chất : dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái ăm , ngang trái gì vẫn giữu vững được tấm lòng son sắt , thủy chung , tình nghĩa ( mà em vẫn giữ tấm lòng son )

_ Thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời . Bài thơ mang tính đa nghĩa , nhưng ở nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện 1 thái độ trân trọng , nâng niu cái đẹp , phẩm chất trong trắng , thủy chung sắt son và cảm thương cho thân phận chìn nổi , bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ

Chúc bạn học tốt

9 tháng 10 2017

a, Bài thơ bánh trôi nước thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt -đường luật.Bài thơ có 4 câu , mỗi câu có 7 chữ . cách hiệp vần:các tiêng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau b,dùng cụn từ thân em đẻ giới thiệu về bản thân khi mở đầu bài thơ c,Hình ảnh bánh trôi nước: + Màu sắc: trắng + Hình dạng: tròn + Cách luộc bánh, cách làm bánh =>miêu tả chính xác , gợi cảm thể hiên sự ham hiểu . nét đẹp văn hóa của người Vn ta hình ảnh của người phụ nữ với các tính từ gợi tả vẻ đẹp duyên dánh xinh xắn của người phụ nữ