K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2019

help me!!!!

12 tháng 12 2019

Lịch Gregorius, còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch là một bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582. Lịch Gregorius chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận (366 ngày).

Một năm Âm lịch có khoảng 354 ngày, còn một năm Dương lịch thì có 365 ngày. Như vậy sẽ có sự cách biệt 11 ngày giữa một năm Âm lịch và Dương lịch. Cứ 33 năm thì lịch Âm và lịch Dương sẽ bị lệch đi một năm.

tk for me!

25 tháng 10 2021
 Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với sự xuất hiện thường xuyên của những lễ hội hằng năm. Trong số những lễ hội thì tết được coi là lớn và quan trọng nhất trong năm.

Tết, còn được biết đến là Tết âm lịch là dịp được mong đợi bởi tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới. Nó xảy ra vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai, phụ thuộc vào lịch âm hàng năm.

Tết bắt đầu có từ hàng nghìn năm trước và tiếp tục được bảo tồn cho tới ngày nay. Vì thế nó đã trở thành một phần không thể thiếu của truyền thống Việt Nam. Nó còn đặc biệt có ý nghĩa với những người Việt sống ở nước ngoài. đây là dịp đặc biệt để họ đoàn tụ và hiểu được ý nghĩa của gia đình, quê hương.

Có rất nhiều hoạt động trong dịp Tết. Có lẽ quan trọng nhất là việc mọi người xa nhỏ trờ lại tụ họp. đây chính là ý nghĩa lớn nhất của dịp tết. Có nhiều người trông mong được tham gia vào hội chợ Tết, nới mà có rất nhiều hàng hóa được bán ra. Không khí thực sự náo nhiệt, đường rất đông và xung quanh thì sặc sỡ sắc màu. Thêm vào nữa, tất cả ngôi nhà đều được dọn sạch sẽ và trang trí với những loại cây đặc trưng như cây quất, cây đào, cây mai,...cùng với những bóng đèn nhấp nháy.

Tết cũng là dịp để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên. Bàn thờ được sắp xếp lại với tranh, mâm quả và nhang. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người tụ họp lại để tham gia vào bữa tiệc đoàn viên và cùng nhau nói lời tạm biệt với năm cũ. Mọi người hi vọng có thể bỏ đi những điều không mong muốn trong năm cũ và phấn đấu hơn trong năm mới. Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều tới nhà người khác để chúc mừng năm mới. Vào ngày này không ai quét nhà vì họ tin mọi thứ trong nhà đều là lộc. trẻ con được phát những bao lì xì màu đỏ đựng những đồng tiền may mắn từ người già. Bánh Chưng, một loại món ăn truyền thống với gạo dẻo, đậu xanh và thịt lợn có vẻ là món ăn phổ biến nhất trong những ngày này. Mọi người cũng đến đền hay nhà thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và người thân. Gần đây có những đề xuất nên bỏ dịp lễ Tết. Tuy nhiên những đề xuất này vấp phải rất nhiều chỉ trích từ dư luận. Tết đã trở thành món ăn tinh thần cho người Việt.

Kết lại, Tết là dịp rất có ý nghĩa trong tim và suy nghĩ của mọi người, vì thế chúng ta hãy chung tay bảo tồn nét đẹp truyền thống này của Việt Nam
5 tháng 1 2022
 

1.My country celebrates the Lunar New Year instead of the solar calendar. 2. The 2 pictures look similar but this is mine, not hers. 3. Tet is coming.

2. Looking at the two pictures seemed the same but this is my picture, not hers.
3. Tet is coming

3 tháng 4 2019

Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. 

Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
 

3 tháng 4 2019

Các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc là :

- Thiết lập bộ máy cai trị

- Thay đổi tên gọi, chia lại các đơn vị hành chính

- Bóc lột :

         + Đặt ra nhiều thứ thuế

         + Cống nạp nặng nề

- Văn hóa _ Giáo dục : Chính sách đồng hóa

25 tháng 9 2018

inh lích 

scuba diving

Dịch :

môn lặn

Cách đọc :

ˈskuː.bə ˌdaɪ.vɪŋ

Đang chán k có ai chat

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 10 2023

I like art, music, and physics.

=> Sai vì ngữ điệu đi lên.

Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc.Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập . Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 

Trả lời :

- Ngô Quyền: 

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

4 tháng 3 2018

Văn Lang

Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.

Âu Lạc

Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱[1], 甌貉) được dựng lên, từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc).

Khoảng cuối thế kỷ thứ III TCN, đầu thế kỷ thứ II TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[2]), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

Lĩnh Nam

Năm 40, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán. Sử cũ ghi chép hai bà đã lấy được 65 thành trì của nhà Hán tại các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Nam Hải,... Hai bà xưng vương, với câu hịch nối lại nghiệp xưa vua Hùng, lập tên nước là Lĩnh Nam, đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trưng Trắc được bầu làm vua (Đế) của Lĩnh Nam, Trưng nhị được bầu làm vương của Giao chỉ, sáu quận của Lĩnh Nam là: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm mỗi quận có một vương gia. Năm 43 khởi nghĩa Hai bà Trưng bị đàn áp, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần II.

Vạn Xuân

Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

Đại Cồ Việt

Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng thiết đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 87 năm cho đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông thì đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt

Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại lâu dài nhất, dù bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 724 năm.

Đại Ngu

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu vua Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không phải là từ "ngu" trong từ "ngu si" (愚癡).

Việt Nam

Tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt

Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ XIV, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ XVcủa Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ XVI-XVII như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).

Đại Nam

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Đế quốc Việt Nam

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước với Pháp và thành lập chính phủ vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố trao lại chủ quyền Việt Nam cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước để chính thức thành lập Quốc hội và Chính phủ khóa I.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này tiếp tục phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ thành lập tại miền Nam Việt Nam. Tới năm 1976, chính thể này cùng với chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của một phần vùng lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền kiểm soát của quân Pháp (mặc dù tuyên bố đại diện cho cả nước), ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Thực tế, chính quyền Quốc gia Việt Nam vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc gia Việt Nam chưa từng tổ chức được Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm năm 1946. Nó bị coi là một chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp.

Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa là tên gọi của một chính thể được Hoa Kỳ hỗ trợ thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế thừa Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong trưng cầu dân ý gian lận năm 1955 do Hoa Kỳ hậu thuẫn, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Nam Việt Nam, chính thể này tồn tại song song với chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính quyền này sụp đổ vào năm 1975 sau khi đầu hàng Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó, Cộng hòa miền Nam Việt Nam có tuyên bố kế thừa các nghĩa vụ, tài sản, quyền và các lợi ích của Việt Nam Cộng hòa.

Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một chính thể cũng ở miền Nam Việt Nam, tồn tại từ năm 1969 tới 1976, tên đầy đủ là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam". Chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở là những cán bộ Việt Minh được giữ lại miền Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử thống đất nước dự kiến được tổ chức năm 1957 (theo Hiệp định Geneve 1954 thì chỉ tập kết quân sự, các thành phần chính trị ở nguyên tại chỗ để chuẩn bị tổng tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc). Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mục tiêu chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đế thống nhất đất nước. Sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[3]

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Sau khi cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức để thống nhất đất nước về mặt chính trị, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyêt định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

Các danh xưng gây tranh cãi

Dưới đây là những danh xưng từng được dùng không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức này được ghi nhận lại từ cổ sử, truyền thuyết hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.

Xích Quỷ

Xích Quỷ (赤鬼), còn gọi là Thích Quỷ, theo Việt Nam sử lược là có nguồn gốc từ truyền thuyết về thủy tổ của dân Việt là Kinh Dương Vương.

Sách chép:

Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Nam Việt

Xem Vấn đề chính thống của nhà Triệu.

Nam Việt (南越) là quốc hiệu thời nhà Triệu (207 TCN-111 TCN). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi ở đây không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam ngày nay hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu cũ của nước Việt[4], nhưng từ thời Hậu Lê trở về sau, cũng như quan điểm chính thống hiện nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không thể coi Nam Việt là của người Việt Nam vì: Triệu Đà là người Hán, quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt.

Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên. Lê Văn Hưu nói: "Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được".

Ngô Sĩ Liên nói: "Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy".

Hoặc vua Quang Trung sau khi đánh bại đội quân nhà Thanh năm 1789 đã có ý định đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời nhà Triệu.

An Nam

An Nam (安南) là danh xưng của người nước ngoài chỉ lãnh thổ Việt Nam trong một số thời kỳ.

Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ (673-757 và 768-866).

Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu là "An Nam quốc vương" (kể từ năm 1164).

Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945.

Thời kỳ thuộc Pháp, Annam (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả ba vùng Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine).

4 tháng 3 2018

1.Văn Lang

2.Âu lạc

3.Vạn xuân

4.Đại cồ Việt

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
10 tháng 10 2023

A: Hey, I watched Trung Vuong (She-Kings) last night.

(Này, tôi qua mình xem phimTrưng Vương (She-Kings) đó.)

B: What was it about?

(Phim nói về cái gì?)

A: It was about Trưng Sisters: Trưng Trắc and Trưng Nhị - Vietnamese female generals.

(Về hai Bà Trưng: Trưng Trắc và Trưng Nhị - các nữ tướng Việt Nam.)

B: When were they born?

(Họ được sinh ra khi nào?)

A: They were born in around 1st century.

(Họ được sinh ra vào khoảng thế kỷ 1.)

B: When did they become queen?

(Họ trở thành nữ hoàng khi nào?)

A: Only Trung Trắc became queen in 40.

(Chỉ có Trưng Trắc trở thành nữ vương vào năm 40.)

B: What were they famous for?

(Họ nổi tiếng vì điều gì?)

A: They were famous for winning many battles against invaders.

(Họ nổi tiếng vì đã chiến thắng nhiều trận chiến chống quân xâm lược.)

25 tháng 3 2019

Cham Tower , also known as Champa tower , is a form of Champa temple architectural genre , belonging to religious belief architecture of the Cham ethnic group (also known as Cham ethnic group , living in South Central Vietnam. It can be seen that the location of the distribution of temples is the place that used to be the Champa people 's residence, and there are also towers that can be considered Champa towers in Cambodia  Damray tower Krap . , Java or Khmer elements are also seen on Champa towers such as in Khuong My, Hung Thanh, Duong Long, or even towers called Champa towers by the Champa people.The Cham towers are a brick building block constructed of dark red bricks taken from the local soil, the upper part extends and slimly shaped flowers. The majority of the tower floor is a square with a narrow inner space that usually has a single door to the east (in the direction of the rising Sun). The ceiling is made of arched arches, in the center of the tower is placed a stone altar of stone . The art of carvings, elaborately sculpting the shape of flowers, birds, dancers, and gods is shown on the outer wall of the tower. The bricks are very solid and stable for tens of centuries.Day 1 month 10 year 2006 , Management Center relic-heritage Quang Nam province, the official publication of information: the scientists of the University of Milan , Italy while working restoration group Tower G-of sanctuary Son recognized the adhesive material to build Champa Tower a few million years ago. It is a kind of glue that is refined from a plant species which has a lot in the area around My Son heritage, which the local people often call the oil tree.. In addition, they discovered a compound derived from the native plants in the bricks used to build the tower. Thus, the mysteries surrounding materials used by Cham people to build religious works in Vietnam after more than 100 years have been decoded. Previously, a craftsman named Le Van Chinh (in Quang Nam province) also spent a lot of time to study the method of building Cham tower that discovered the oil compound in the bricks to build towers and adhesives. .