K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

   - Tài nguyên khoáng sản

      + Nước ta có hàng nghìn mỏ khoáng sản, phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác bừa bãi, không phép gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

      + Các biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lý những trường hợp vi phạm luật.

   - Tài nguyên du lịch

      + Tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.

      + Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

   - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhưu tài nguyên khí hậu (nhiệt, nắng, gió, không khí,..) tài nguyên biển ở nước ta rất dồi dào, khả năng khai thác rất cao… cũng cần đưuọc khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững.

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

27 tháng 1 2016

· Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn
nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ
như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất
ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 ® 1000m.
+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).
+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
· Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ
khí đốt Tiền Hải.
· Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác.
Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
· Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng,
Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
· Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước
sâu.
· Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu
Nghị…nhưng chưa khai thác.
+ Năng lượng thuỷ điện (than trắng): Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu ® 30 triệu kW tương đương 260 -
270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW » 37% tổng trữ năng thuỷ điện cả nước và sông Đồng Nai
chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thuỷ điện công suất lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An…
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông
Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại
tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại
chưa có.
+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát
triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ
khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản
dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.

 

 

2 tháng 5 2017

Đáp án: A

- Tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển).

- Môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

⇒ Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.

10 tháng 1 2019

Đáp án C

1 tháng 9 2017

- Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.

- Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.

- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; đặc biệt là các vườn quốc gia.

- Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).

- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.

- Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Kết luận chung: Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.

22 tháng 4 2018

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì các lí do sau

-Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

+Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước

+Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...)

+Rừng Tây Nguyên là môi trường sống của động vật hoang dã

+Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước

-Tài nguyên rừng đang bị suy giảm

+Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m 3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn  m 3  /năm

+Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng

+Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô

6 tháng 9 2019

Đáp án C

31 tháng 3 2017

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:

- Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:

+ Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

+ Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Rừng Tây Nguyên là môi trường sống của động vật hoang dã.

+ Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước.

- Tài nguyên rừng đang bị suy giảm:

+ Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.

+ Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.

+ Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.


31 tháng 3 2017

Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng: + Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, + Đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, + Làm tiếp tục hạ mực nước ngầm về mùa khô. Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu. Do vậy, vấn đề đặt ra là: + Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. + Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. + Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Vì vậy, trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.