K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2019

Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng là công việc của tâm trí, giúp cung cấp ý nghĩa cho kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho việc nhận thức thế giới[1][2][3], nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập[1][4]. Phương pháp rèn luyện trí tưởng tượng thường gặp là nghe kể chuyện (kể chuyện)[1][5], trong đó ngôn từ là yếu tố cơ bản để "sáng tạo thế giới".[6]

Tưởng tượng là khả năng mà qua đó chúng ta nhận thức thế giới. Những gì chúng ta sờ, nghe, thấy được tổng hợp bằng tưởng tượng để tạo ra một "bức tranh toàn cảnh".[cần dẫn nguồn]

Tưởng tượng được coi là khả năng bẩm sinh

Trí tưởng tượng cũng có thể được thể hiện qua những câu chuyện chẳng hạn như truyện cổ tích hay hình ảnh tưởng tượng. Hầu hết các phát minh nổi tiếng hoặc các sản phẩm giải trí được tạo ra từ cảm hứng của trí tưởng tượng của một người nào đó.

Về việc sự tiến hóa khả năng tưởng tượng ở nhân loại, có một giả thuyết cho rằng: "Cơ sở của tiến hóa tưởng tượng là tưởng tượng cho phép ý thức có thể mô phỏng giải quyết vấn đề trong tâm trí"

Trẻ em rèn luyện trí tưởng tượng khi nghe kể chuyện hoặc trò chơi giả vờ. Trong trò chơi, trẻ em chơi với những gì chúng tạo ra bằng trí tưởng tượng, hoặc chơi trong một bối cảnh tưởng tượng mà chính chúng tạo ra hoặc đã tồn tại như thần thoại, truyền thuyết.[7]

Kỳ ảo là một thể loại văn học nghệ thuật trong đó phép thuật và các yếu tố siêu nhiên khác được sử dụng làm đề tài, cốt truyện hay bối cảnh. Trong nhiều tác phẩm, người ta vẽ ra những thế giới ma thuật không hiện hữu trong cuộc sống thường ngày. Kỳ ảo được phân biệt với khoa học giả tưởng và kinh dị khi nó tránh xa yếu tố giả khoa học hay rùng rợn, mặc dù ba thể loại này đôi khi lại chồng chéo lẫn nhau (đều là thể loại con của giả tưởng tự biện (tiếng Anh "Speculative fiction").

Trong văn hóa đại chúng, thể loại kỳ ảo thường được ghép với dạng Trung cổ của nó, đặc biệt là từ sự thành công của Chúa tể của những chiếc nhẫn. Trong nghĩa rộng của nó, kỳ ảo bao gồm công trình của nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà làm phim, nhạc sĩ, từ thần thoại và truyền thuyết cổ xưa cho đến những tác phẩm đương đại. Nó cũng là một lĩnh vực sôi động của nghiên cứu và học tập trong một số ngành học (văn hóa, văn học, lịch sử, trung cổ học).

Nguồn: Wikipedia

Tham khảo thoải mái bn nhé!

  • Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng
  • Tưởng tượng là tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có
  • Kì ảo là có vẻ đẹp kì lạ, tựa như chỉ có trong tưởng tượng, không có thật.
26 tháng 11 2017

tưởng tượng là thứ con người nghĩ ra ,ko có thật

kì ảo là li kì và huyền bí

là chi tiết do ông cha ta sáng tác,li kì ,ko có thật ,..

b) nghiêng về công lí (ở hiền gặp lành, ở gian gặp ác,...),...

a / Giải thích khái niệm :- Tưởng tượng là :............................................................................................................................................................................................................................- Kì ảo là :................................................................................................................................................................... - Tưởng tượng kì ảo là tưởng...
Đọc tiếp

a / Giải thích khái niệm :

- Tưởng tượng là :

............................................................................................................................................................................................................................

Kì ảo là :

...................................................................................................................................................................

 

Tưởng tượng kì ảo là tưởng tượng ra những chi tiết, hình ảnh : ...............................................................................................................................................................................................................................

b/ Vai trò của các chi tiết này trong truyện :

..........................................................................................................................................

5
29 tháng 8 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

29 tháng 8 2018

ảo tưởng

30 tháng 5 2018

trả lời 

chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết 
hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện 

@.@

30 tháng 5 2018

chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết 
hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện 
vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là: 
nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không noi xuể 
thôi, dể nói chung nhé! 
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta 
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ. 
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng bọc trăm trứng, không cần bú mơm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa răng tất cả người dân việt nam đều là anh em , khi sinh ra người việt nam đã có khả năng tự chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh 

18 tháng 3 2022

thể hiện sự đoàn kết quý báu của dân tộc ta

tham khảo\- Theo emchi tiết tưởng tượng kỳ ảo  những chi tiết không có thực, do con người tưởng tượng hư cấu tạo nên. Đây chính  một trong những yếu tố đặc trưng nhất của thể loại truyền thuyết, kì ảo qua nhân vật, các chi tiết sự vật truyện hay cả sự kiện lịch sử.

22 tháng 10 2017
  • Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
30 tháng 8 2018


Trong tiếng Việt có một câu chúng ta mới nghe qua thì thấy nó có vẻ khá vô lý và ngộ nghĩnh, đó là câu thành ngữ “Mẹ tròn con vuông”.

Hàm ý “Một trường hợp sinh sản tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Đứa nhỏ không bị dị tật gì. Một kết quả đúng như người ta trông đợi.” Câu thành ngữ này nếu đem dịch nguyên văn ra tiếng nước ngoài, nhất là các ngôn ngữ Tây phương sẽ rất khó truyền đạt được cái ý nghĩa “tốt lành” của nó đến người nghe. Đơn giản là vì người Tây phương họ không có chung nhiều khái niệm về văn hóa và triết lý với chúng ta. Đối với họ, “vuông tròn” không mang một ý nghĩa hảo hợp, nếu không nói là còn không dung nạp được nhau. Về phương diện kỷ hà học, đó là những hình thể khác hẳn nhau. Nếu đặt cạnh nhau chỉ gợi ra ý tương phản. Đặt vào nhau không khớp.

Trái lại, trong văn hóa Việt Nam, hai hình thể đó trong nhiều trường hợp đi đôi, gắn liền với nhau lại biểu thị cho một sự kết hợp thuận lẽ trời, và cho ra một kết quả tốt lành.

Vì sao vậy? Đương nhiên, điều nghịch lý đó phải mang một ý nghĩa tích cực có thể giải thích được. Nó phải bắt nguồn từ những khái niệm cơ bản xuất phát từ trong dân gian; được người đời chấp nhận như những yếu tố cấu thành tốt đẹp. Cái “thiện căn” ấy khi được kết hợp sẽ cho ra những thành tố thiện. Thật vậy, sinh hoạt văn hóa Việt ảnh hưởng sâu đậm của ba tôn giáo lớn hiện hữu từ lâu đời trong đời sống dân chúng. Ảnh hưởng của “Tam giáo” (Phật, Lão, Khổng) tiềm tàng trong nền nếp sinh hoạt, trong ngôn ngữ dân gian. Thấm vào da thịt, luân lưu trong huyết quản người Việt chúng ta. Tam giáo có tiến trình thâm nhập từ hàng ngàn năm. Lý nhân quả trong nhà Phật được chấp nhận như một tiền đề của nhiều quan niệm sống trong dân gian. Do đó, từ những nhân tố được thừa nhận là tốt đẹp dẫn đến thành tố tốt lành theo định luật nhân quả: Cây nào quả nấy, hay cha nào con nấy là điều tất nhiên.

Vậy thì khái niệm vuông tròn dựa trên cái gì để trở thành các yếu tố “cơ bản thiện” trong triết lý cũng như văn hóa Việt? Trước hết, tưởng không cần phải đi truy tầm đâu cho xa. Ta hãy lấy ngay những câu chuyện mô tả sinh hoạt văn hóa để tìm hiểu nguồn gốc những khái niệm cơ bản này. Chứng cứ đầu tiên có thể rút ra từ câu chuyện bánh chưng bánh dày. Sự tích mang tính lịch sử này rất nhiều người đã biết. Nó xuất phát từ câu chuyện một vị Vua Hùng, dòng vua đầu tiên của giống Việt. Câu chuyện kể lại việc nhà vua “ra đề thi” cho các con để chọn người kế vị. Một trong những người con, vốn cảnh nhà đạm bạc, không có cao lương mỹ vị để dâng vua cha, nên mới sáng chế ra hai thứ bánh chưng bánh dày để làm quà dâng cha mẹ. Hai thứ bánh đơn sơ và đầy tính dân dã ấy đã được nhà vua nhiệt liệt khen ngợi tán thưởng. Và ông hoàng bé được vua cha truyền ngôi. Dĩ nhiên để được vua cha chấp nhận, ông hoàng con phải mặc cho hai món bánh đơn sơ ấy một ý nghĩa nào đó mà vua cha nghe chẳng những “lọt tai” mà còn đồng ý là nó mang một ý nghĩa cao đẹp tuyệt vời mới mong được thừa nhận và truyền ngôi cho.
Ai cũng biết, bánh chưng có hình vuông, bánh dày hình tròn. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Theo quan niệm cổ, từ Đông sang Tây, người ta vẫn tin rằng trái đất là một phiến phẳng hình vuông. Còn trời là một cái quả tròn rỗng như cái chuông chụp lên cái phiến đất hình vuông, trong đó vạn vật gồm cả con người sinh sống. Theo quan niệm đó, khi ta đi bộ hay đi thuyền, nếu cứ đi mãi, có lúc người ta sẽ tới cùng trời cuối đất và rơi vào khoảng không vô tận. Trời đất là hai khái niệm đầu tiên về thế giới quan.

Chẳng những thế, trời đất còn mang ý nghĩa của nguồn gốc sự sống, sinh vật. Những câu nói như “Trời đất sinh ra ta”, “Ông Trời” vừa nhân cách hóa hai thực thể tự nhiên vừa hàm ý giải thích nguồn cội con người. Trời là cha, Đất là mẹ. Gặp nguy biến, lúc đau khổ người ta nghĩ đến hai đấng sinh thành. Họ kêu lên “Trời đất ơi!” Hoặc đôi khi cả Trời đất lẫn cha mẹ “Trời đất cha mẹ ơi!” Trong vũ trụ quan của người Á Đông, khái niệm vuông tròn chính là khái niệm về Trời Đất, về Càn Khôn, về Âm Dương. Trong kiến trúc Đông phương, bao giờ cũng là những đường nét pha trộn giữa Âm và Dương. Ngoài những đường thẳng cần thiết phải có, bao giờ người ta cũng đưa những đường cong, những vòng tròn vào, để tạo nên một tổng thể hài hòa giữa Âm và Dương. Cái mái ngói cong cong, cái cửa sổ tròn. Trong kiến trúc Tây phương ít khi ta gặp những đường nét tròn như thế. Nhà cửa theo kiến trúc Tây phương phần lớn có dạng hình hộp là vậy. Dưới thời phong kiến, những đồng tiền kẽm lưu hành trong triều Nguyễn chẳng hạn có hình dáng mang ý nghĩa của càn khôn. Đồng tiền kẽm hình tròn, chính giữa có cái lỗ hình vuông, bốn góc có bốn chữ nho nằm bên mỗi cạnh hình vuông. Cái lỗ vuông là để người ta xỏ dây xâu thành từng xâu khi cất giữ hoặc mang trong người cho tiện. Mua bán gì thì cởi đầu dây, lấy ra từng đồng mà chi trả. Khi thiết kế mẫu tiền có thể người ta đã gửi gấm vào hình thể đồng tiền cái ngụ ý công ơn của triều đình, tức như cha mẹ, đối với thần dân. Quan đã là cha mẹ dân rồi, nói chi vua. Hoàng hậu được coi là bậc mẫu nghi thiên hạ, và hai tiếng “con dân” chẳng phải hàm cái ý đó sao? Ngoài ra, cái hình thể vuông tròn còn chứa đựng sự mong muốn chúc tụng vương triều sẽ trường cửu như trời đất.

Trong mắt một người bình thường không có gì tốt đẹp hoàn hảo hơn cha và mẹ. Trời đất ngoài khái niệm là cha mẹ, còn mang ý nghĩa lâu bền vĩnh cửu, hoặc rộng lớn phong phú dồi dào vô kể.

Những câu nói như “Công ơn cha mẹ như trời như biển”, “Sống lâu cùng trời đất” v.v... Chứng minh điều đó. Trời đất thường đi đôi với nhau, kết hợp thành một khái niệm thiện, tốt lành, trường cửu. Từ khái niệm “Trời Đất” trở ngược lại khái niệm “vuông tròn” phải chăng người ta muốn làm cho cái khái niệm trên trở thành gần gũi với cuộc sống hơn.

Từ khái niệm vuông tròn biểu trưng của Trời Đất, đến khái niệm vuông tròn của Âm Dương có một sự khác biệt: tròn tượng trưng cho Âm tính, vuông tiêu biểu cho Dương tính. Điều này sẽ được chứng minh bằng những thí dụ tiếp sau đây. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa Âm Dương bao giờ cũng được xem là một kết hợp thuận tự nhiên. Một kết hợp như thế luôn luôn mang lại kết quả tốt đẹp. Một khái niệm thiện. Hãy lấy một thí dụ, câu tục ngữ “Đầu tròn gót vuông”. Theo quan niệm trong Đông y, cơ thể con người ta nửa phần trên, tận cùng bằng cái đầu mang tính Âm (đầu tròn). Phần dưới tận cùng bằng đôi chân (gót vuông), mang tính Dương. Khi một người bị bệnh, thày thuốc sờ đầu sờ chân, thấy đầu mát (Âm), chân ấm (Dương) là thuận Âm Dương, không có gì phải ngại. Nếu ngược lại là không ổn. Các thày thuốc cũng khuyên nên luôn luôn giữ cho cái đầu mát và đôi chân ấm thì sẽ được khỏe mạnh.

Chỉ một trong hai cái ấy không tạo được hiệu ứng tương tự. Vuông đứng một mình chỉ là vuông. Tròn đi một mình chỉ là tròn. Nhưng “vuông tròn” sẽ tạo nên khái niệm trời đất, Âm Dương hài hòa, mang tính “Thiện”, hảo hợp và trường cửu. Khi nói “mẹ tròn con vuông” là người ta muốn nói một kết quả tốt đẹp. Chứ mẹ đâu có tròn. Trong thời gian đang mang bầu thì còn cái bụng tròn. Nhưng sau khi sanh rồi đâu còn tròn nữa. Còn con thì nhất định không thể vuông được. Trên thực tế, nếu một sản phụ không may đẻ ra một đứa trẻ có hình dạng thực sự vuông là điều thậm vô phúc. Cả mẹ lẫn con sẽ trở thành đề tài thời sự ngay.

Thử hình dung ra tình cảnh của hai trường hợp sinh đẻ. Nếu bác sĩ ra báo cho ông bố bằng câu sau đây: “Bà nhà sanh rồi. Mẹ tròn con vuông. Chúc mừng ông” thì là bình thường. Nhưng nếu câu nói chỉ thiếu đi một chút xíu thôi: “Xin báo cho ông rõ. Bà nhà sinh rồi. Đứa trẻ vuông”. Chắc có lẽ ông bố sẽ choáng váng mặt mày, xỉu liền tại chỗ.

Chẳng hạn như trong câu nói sau đây: “Anh chị tính sao thì tính. Miễn sao mọi sự vuông tròn là được.” Câu nói hàm ý miễn sao kết quả tốt đẹp, không có gì trục trặc, điều tiếng là được.

Hãy lấy một câu khác: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn”, “Chuyện vuông tròn” là chuyện lứa đôi, chuyện âm dương kết hợp để tồn tại và tiếp nối dòng sinh hóa.
Có âm dương, có vợ chồng
Dẫu rằng thiên địa cũng vòng phu thê
Hoặc:
Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông (Ca dao)
“Ngãi vuông tròn” là nghĩa vợ chồng, nghĩa thủy chung.

Đó là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Ngoài khái niệm vuông tròn là đất trời, là mẹ cha, là trường cửu. Như trên đã viết, khái niệm vuông tròn còn là âm dương, nam nữ, vợ chồng. Chỉ khác một điều là trong sự tích bánh chưng bánh dày, nếu trời có hình ảnh tượng trưng là tròn, đất có hình vuông. Thì trong quan niệm về hai giới tính nam nữ, đực cái, âm dương, vuông lại thường tiêu biểu cho nam tính, và tròn tiêu biểu cho nữ tính.

Phụ nữ thân thể phải tròn trịa, chứa đựng nhiều đường cong mới đẹp, mới tiêu biểu cho nữ tính. Đàn bà con gái mặt mũi người ngợm nhiều nét gẫy, nhiều góc vuông quá đương nhiên trông không hấp dẫn tí nào, chưa nói là rất thô. Một thân thể như thế thường xương nhiều thịt ít. Nếu không to xương thì cũng quá gầy. Mình hạc cũng được nhưng phải xương mai. Còn những chỗ khác đặc biệt trời dành riêng cho nữ giới như một thứ vũ khí dùng để chinh phục nam giới thì dứt khoát là phải tròn. Nếu không phải là một vòng tròn khép kín như đôi gò bồng đảo, mà trong văn chương có khi được ví von như cặp dừa xiêm, hai trái bưởi, hoặc trái banh v.v... thì cũng phải là một phần của vòng tròn. Những đường cong. Chứ không được gẫy. Hãy nhìn những cô người mẫu thì biết. Cô nào cô nấy ốm tong ốm teo, nhưng ngực và mông thì cứ ngồn ngộn. Còn đối với các bà các cô bình thường, ai có sẵn, nhưng không nhiều, thì dùng thủ thuật đùn lên cho cao, mà mắt thiên hạ. Nếu chẳng may không có thì mượn cái ở ngoài đưa vào cho có. Khi làm như thế chẳng qua họ chỉ muốn khẳng định cái nữ tính của mình mà thôi. Chẳng có gì khiến các ông phải phàn nàn việc các bà đi đến các mỹ viện giải phẫu thẩm mỹ..

Khuôn mặt của Thúy Vân trong Đoạn Trường Tân Thanh: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, cho dẫu không đẹp lắm, nhưng phúc hậu. Trong khoa tướng số, phúc hậu cũng là một khía cạnh đẹp của phụ nữ. Khuôn mặt tròn có thể không đẹp bằng khuôn mặt trái xoan, nhưng phúc hậu. Vẻ đẹp của phụ nữ có nhiều loại; đẹp lộng lẫy, đẹp sắc xảo, đẹp phúc hậu. Đẹp phúc hậu là vẻ đẹp vượng phu ích tử (chồng con nhờ đó mà phất lên). Muốn biết rành về chuyện này, phải đọc cụ Vũ Tài Lục. Đàn bà mặt mũi gồ ghề chẳng những không có vẻ hiền hậu thùy mị, mà còn bị xem như khuôn mặt khắc sát (chồng con). Cho nên mặc dù Thúy Kiều đẹp hơn em, nhưng Thúy Vân cũng không kém là bao. Ở chỗ: “Kiều càng sắc xảo mặn mà”, tuy so với Thúy Vân: “So bề tài sắc lại là phần hơn.” Kiều đẹp hơn. Vì nàng có nhân dáng của một cô “mô đồ” ngày nay, “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Đành rằng thế. Nhưng so ra Thúy Vân không kém chị nhiều lắm. Vì thi hào đã khẳng định “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Ngược lại, nét vuông trên thân thể đàn ông lại được xem như ưu điểm. Mặt vuông chữ điền là bảnh trai. Đàn ông miệng vuông là kẻ thét ra quyền uy. Nếu đàn bà mặt mũi thân hình gồ ghề là không tốt thì ở đàn ông lại là một nét hấp dẫn. Đàn ông không cần có khuôn mặt phúc hậu, mà cần “gồ ghề”; tức nhiều nét vuông. Từ mặt cho đến vai. Đàn bà mặt tròn, cổ tròn, đôi gò bồng đảo, mông miếc gì cũng phải tròn trịa thì mới hấp dẫn. Ngược lại, đàn ông hấp dẫn phải có một bộ ngực vạm vỡ, nhưng khuôn ngực phải vuông, mới ngầu. Đàn ông mà ngực cũng tròn trịa như đàn bà thì trông bẩn lắm. Đàn ông to vú chẳng khác gì đàn bà rậm râu. Đó là một chứng trạng cho thấy anh đàn ông phát triển bất bình thường, cơ thể nhiều chất oestrogen (Kích thích tố nữ). Còn nếu không, thì cũng là một anh chàng bệu, lười luyện tập. Vai u thịt bắp nếu không phải ưu điểm tuyệt đối của đàn ông con trai thì nó cũng hứa hẹn anh ta nhiều khả năng bảo vệ phụ nữ khi cần.

Tả người phụ nữ, các nhà văn thường cho nàng những đường nét tròn trịa. Nhưng một anh đàn ông tròn trịa rất nhiều khi chỉ gợi ra cái ý niệm mập béo phì nộn mà thôi.
“Có mực anh tình phụ son,
Có kẻ đẹp tròn, anh phụ người duyên”
(Ca dao)

Người Á đông nói chung, người Nhật nói riêng, họ thấu hiểu được vẻ hấp dẫn của những đường cong nên từ những đường nét trong kiến trúc, trang trí đến hình dáng các vật dụng họ sử dụng khá nhiều những đường cong. Chiếc xe hơi của Nhật ngoài ưu điểm máy móc bền, tốt còn một điểm khác hấp dẫn người mua, nhất là dân châu Á, đó là cái hình dáng thon thả nhiều đường cong hơn nét gẫy của nó. Ta gọi cái xe, với tiếng “cái” đi trước; hẳn cũng hàm cái ý giống cái của nó. Cũng có khi xe được gọi là “con” như “con xe” trong bàn cờ tướng (Thí con chốt, hốt con xe, chẳng hạn). Nhưng khi xe được gọi với tiếng “con” thì lại khác. Đó là một thứ xe để ra trận đánh nhau. Mà nói đến trận mạc là nói đến đàn ông con trai, nói đến cái dương tính của nó.

Ngày chưa mất nước, những chiếc xe hơi đầu tiên lắp ráp ở Việt Nam là chiếc xe La Dalat. Có thể nói người thiết kế hình dáng chiếc xe kém về khoa thẩm mỹ. Nghe nói công ty gốc là hãng Citroen, cung cấp máy móc. Còn phần thân xe làm tại Việt Nam. Nhìn chiếc xe La Dalat thấy không mấy cảm tình, vì cái dáng thô kệch, nhiều nét gẫy tạo ra những góc vuông, rất ít đường cong của nó.

Ở một khía cạnh khác, tròn còn mang ý nghĩa là trọn vẹn, đầy đủ.
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tròn đây chính là trọn vẹn, đầy đủ. Làm tròn bổn phận vừa là cách nói trại, vừa hàm cái ý trọn vẹn.

Người viết thủa trước vốn từng có thời khoác áo lính. Nên tiện đây cũng xin ghi lại những chiêm nghiệm thực tiễn về những nét gẫy, những hình thể vuông vức góc cạnh tiêu biểu cho tính cách mạnh mẽ của nam giới. Những vị nào từng xuất thân từ các quân trường đào tạo sĩ quan như Trường Võ Bị Đà-Lạt, Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, Trường Thủ Đức v.v... đều biết. Ở giai đoạn sơ khởi gọi là “Thời kỳ huấn nhục”, hay thời kỳ “Tân khóa sinh”, tại các quân trường kể trên người ta áp dụng một lề lối sinh hoạt tạm gọi là “sinh hoạt vuông góc” để đào luyện người thanh niên dân sự trở thành một người lính với nam tính mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, ngoài những huấn luyện về thể chất, về nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, về đạo đức chiến tranh, người thanh niên được rèn luyện một cung cách sống “vuông góc”. Đi đứng vuông góc, ngồi vuông góc. Thậm chí đưa chén cơm lên miệng ăn cũng phải theo một động tác vuông góc. Mọi sắp xếp trong phòng người Tân khóa sinh, từ gối chăn, áo quần, sách vở đều phải theo một lề lối chặt chẽ về vuông góc.

Để làm gì vậy? Mục đích của sự rèn luyện trên chính là để dần dần từng bước biến đổi phong cách ẻo lả yếu ớt của một con người dân sự trở thành một nhân dáng đàn ông đích thực. Tạo ra những góc cạnh vuông vức trên thân thể và cả trong tâm hồn người sĩ quan tương lai. Những phần thân thể bọc đầy mỡ tròn trịa dần dần biến đi để thay vào đó những đường nét góc cạnh. Chân tay, ngực vai đều trở thành vuông vắn. Cằm bạnh ra (kết quả của động tác gặp cằm), mái tóc hớt theo kiểu “bàn chải” tạo thành khuôn mặt vuông chữ điền (tương đối). Những nét vuông đó tạo cho người thanh niên vẻ cứng cát, mạnh bạo, dứt khoát, đầy dương tính. Những nhân dáng “vuông góc” đó có sức hút rất mạnh đối với các nhân dáng tròn trịa nhiều đường cong của nữ giới. Âm dương đối cực hút lẫn nhau.
“Trai khôn tìm vợ chợ đông,
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân” là thế.

Tóm lại, nếu không hiểu được, không có được cái nhãn quan tổng hợp của triết lý Đông phương, sẽ khó mà thâm cảm được cái “khái niệm vuông tròn” trong ngôn ngữ và văn hóa Việt.

Đi từ cái khái niệm sơ khởi về trời đất, đến quan niệm về Âm dương đối đãi, hàm chứa dung nạp lẫn nhau, sau cùng dẫn đến một khái niệm rốt ráo về một trật tự tự nhiên. Từ đó khái niệm vuông tròn mới có thể hàm chứa một sự kết hợp tốt đẹp, đó chính là cái khái niệm “Thiện” đầu tiên (bổn thiện) vậy.

31 tháng 8 2018

Nguyễn Minh Quang chép mạng

1 tháng 9 2020

Tôi học lớp 6 được 2 năm mà tôi chưa thấy câu hỏi này bao giờ :))))) hớ hớ

Bài làm

-Câu trên thuộc văn bản 'Thánh Giong(khong ghi telex được bạn thông cảm ) thuộc thể loại truyền thuyết (không liên quan lắm nhưng sắt dùng ở thế kỷ 12 TCN tại VN á)

-Đấy là một yêu cầu từ cậu bé Gióng khi sứ giả đến.Việc cậu yêu cầu không phải yếu tố kì ảo ( kì ảo thì kì ảo ở đoạn ăn to nói lớn ăn hết bản làng ớ)

-Câu nói này ( khong có gfi cả :)) thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của Gióng tức đại diện cho nhân dân ta thời đấy ( thời nào mình hong biết âu)

Nếu cậu có gì viết xuống thì cậu viết kệ cậu :))) à hỏi mình thì hỏi nhó :))

1 tháng 9 2020

mình nghĩ là không đâu vì ít nhất 10 tháng em bé đã biết nói rồi mà gióng đã 3 tuổi rồi ( tức là 36 tháng ) mới nói nên đó là chuyện hết sức bình thường

23 tháng 8 2020

Những chi tiết kì ảo, tưởng tượng :
Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

Vai trò:

Ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.

5 tháng 9 2017

Giair thích từng từ tưởng tượng, kì ảo, cụm từ tưởng tượng kì ảo.

a) Giair thích khái niệm :

- Tưởng tượng là.. khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác.

- Kì ảo là..có vẻ đẹp kì lạ, chỉ có trong tưởng tượng, không có thật

- Tưởng tượng kì ảo là tưởng tượng ra những chi tiết, hình ảnh...không có thực , có sự hư cấu.............

b) Vai trò của ccas chi tiết này trong truyện :giúp câu truyện trở nên sinh động , hấp dẫn và thu hút người đọc

14 tháng 6 2018

Giair thích từng từ tưởng tượng, kì ảo, cụm từ tưởng tượng kì ảo.

a) Giair thích khái niệm :

- Tưởng tượng là.. khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác.

- Kì ảo là..có vẻ đẹp kì lạ, chỉ có trong tưởng tượng, không có thật

- Tưởng tượng kì ảo là tưởng tượng ra những chi tiết, hình ảnh...không có thực , có sự hư cấu.............

b) Vai trò của ccas chi tiết này trong truyện :giúp câu truyện trở nên sinh động , hấp dẫn và thu hút người đọc