K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3

ó thể nói, cuộc đời ta có được như ngày hôm nay là nhờ có phò mã của ta là vua Chích choè. Trước đây ta là một công chúa sắc đẹp tuyệt trần, rất ngông cuồng và kiêu ngạo. Vua cha mở tiệc kén phò mã cho ta nhưng ta không vừa mắt một ai. Không những thế, ta còn buông lời chê bai vì họ béo, gầy, lùn, cao, đặc biệt là tên có cái cằm chẳng khác gì chim chích chòe. Ai ngờ nhà vua không chịu nổi tính tình kiêu ngạo của ta mà hạ lệnh gả cho ta cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung.

Nguồn :Google;Bạn có thể xem qua và thay đổi một số từ nhé!

 

Vài hôm sau, có tên ăn mày hát rong đi qua cung, hát xong thì vua liền gả ta cho hắn. Than ôi, lấy hắn rồi ta phải bỏ hoàng cung mà theo hắn, dù ta có van xin cách nào cũng không được. Ta đi bộ theo chồng, dọc đường đi toàn là rừng đẹp, thảo nguyên xanh, thành phố lớn, tất cả là của vua chích choè- người mà ta chế nhạo. Khi ấy ta đã rất ân hận và trách mình đáng ra nên lấy vua Chích choè. Người chồng hát rong của ta chỉ có túp lều lụp xụp, những bữa ăn đạm bạc đến đáng thương. Để kiếm tiền sống, ta đã thử qua nhiều nghề như đan sọt, dệt vải, buôn bán nhưng ta chân yếu tay mềm chẳng làm được việc gì. Chồng ta cũng chê trách rằng ta không được việc gì, sống với ta chỉ thêm khổ. Cuối cùng ta phải vào cung vua phụ việc đầu bếp.

Lần đó trong cung tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử đầu lòng, ta nhìn cảnh tượng hoành tráng, lộng lẫy, xa hoa mà buồn tủi cho số phận mình, cũng trách bản thân vì tính kiêu căng, ngông cuồng nên bây giờ mới phải chịu cảnh khổ. Bỗng nhiên khi đó có chàng hoàng tử vào kéo tay ta, ta nhận ra đó là vua Chích choè. Ban đầu ta sợ hãi không dám lại gần nhưng vua lại bảo chàng chính là người hát rong sống cùng ta. Hoá ra tất cả mọi việc đều là vua Chích choè vẽ ra để uốn nắn tính cách của ta. Ta xúc động bật khóc, khóc vì tình cảm của vua Chích choè dành cho mình và cũng khóc vì bản thân đã không còn tính kiêu ngạo nữa. Vậy là nhờ có vua Chích choè ta đã có một bài học sâu sắc, trải qua những cay đắng giờ ta đã được hưởng ngọt bùi, cuộc sống hạnh phúc thật sự của ta bắt đầu từ đám cưới với vua Chích choè.

15 tháng 2 2022

Cảm ơn bạn nhung mình yêu cầu là viết auy nghĩ không phải viết đoạn văn

 

5 tháng 4 2022

Tao Hiếu nè

8 tháng 4 2022

?

13 tháng 2 2022

Nhưng bài đọc đâu

13 tháng 2 2022

trong SGK Lớp 6 tập 2 kết nối tri thức trang (ko nhớ) 

16 tháng 2 2022

Refer

 

Ở vương quốc nọ, nhà vua chỉ có độc nhất một người con gái. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, lại được nuông chiều nên tính tình kiêu ngạo. Một hôm, vua cha cho mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Rất nhiều người đến tham dự.

Công chúa đến xem mắt từng người nhưng chẳng có ai là vừa ý. Thậm chí nàng còn chê bai, chế giễu họ. Trong số đó, có một người có chiếc cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, công chúa liền nói anh ta chẳng khác gì chim chích choè có mỏ. Từ đó, mọi người gọi là vị vua đó Vua chích chòe.

Nhà vua thấy vậy, tức giận lắm, liền truyền rằng nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Nàng nghe vậy thì sợ hãi vô cùng, van xin nhưng chẳng có tác dụng. Mấy hôm sau, một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Vua cha cho gọi hắn vào:

- Hãy cho tên hát rong vào đây!

Người hát rong đi nọ vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

- Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Công chúa ại van xin nhưng vua cha vẫn cương quyết:

- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ của công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nàng phải theo chồng rời khỏi cung điện.

Trên đường đi, công chúa nhìn thấy một khu rừng lớn:

- Rừng đẹp này của ai?

Người hát rong nói:

- Rừng của Vua chích choè, nếu nàng lấy ông ta thì hẳn rừng đã là của nàng.

Công chúa tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Một lúc sau tới một thảo nguyên, nàng ại hỏi:

- Thảo nguyên này của ai?

Người hát rong nói:

- Thảo nguyên của Vua chích choè.

Nàng công chúa tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:

- Thành phố này của ai?

- Thành phố mỹ lệ của Vua chích choè.

Lúc này, nàng ân hận vô cùng, liền bật khóc:

- Tôi thật đáng thương, đáng lẽ ra tôi nên đồng ý lấy Vua chích chòe.

Người hát rong tỏ vẻ tức giận, nói:

- Tôi thật không hài lòng khi nghe nàng nói vậy, chẳng lẽ tôi không xứng với nàng sao?

Công chúa không nói gì mà chỉ lặng lẽ đi theo sau, tới một túp lều, nàng hỏi người hát rong:

- Nhà ai thế này?

Người hát rong thản nhiên nói:

- Nhà của chúng ta đó!

Nàng phải cúi người mới bước được vào trong, rồi hỏi:

- Vậy người hầu đâu?

Người hát rong đáp:

- Làm gì có người hầu, chúng ta phải tự làm mọi người.

Nói xong, người hát rong yêu cầu công chúa đi nhóm bếp và nấu ăn. Nhưng nàng nào có biết nhóm bếp và nấu ăn. Cuối cùng, người hát rong vẫn phải tự làm mọi việc.

Hôm sau, người hát rong đánh thức công chúa dậy, rồi nói:

- Chúng ta không thể ngồi không, phải làm gì để kiếm sống. Hay là em đan sọt để bán?

Nàng chỉ có thể nghe theo. Người hát rong vào rừng lấy tre nứa về, công chúa phải chẻ lạt đan sọt. Nhưng từ lớn đến bé nàng có làm việc này bao giờ?

- Hay là em dệt vải - Người hát rong lại gợi ý.

Công chúa cũng nghe theo, nhưng n hững ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà.

- Em chẳng làm được việc gì. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Công chúa đành phải nghe lời chồng, ra chợ bán hàng. Lúc đầu, khách đến mua khá đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Một hôm, nàng đang ngồi bán hàng như mọi khi thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của tôi đổ vỡ. Công chúa sợ hãi ngồi khóc lóc, rồi về kể cho chồng nghe. Người hát rong liền trách móc, rồi nói rằng đã hỏi được công việc phụ bếp trong cung cho nàng. Vậy là giờ công chúa đã trở thành một chị phụ bếp.

Một lần, trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử. Chị phụ bếp lén vào xem, khung cảnh hoàng cung làm nàng nhớ lại cuộc sống trước đây. Nàng cảm thấy buồn tủi và ân hận. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Hoàng tử nhìn thấy nàng, bước tới tỏ ý muốn nhảy cùng. Nàng sợ hãi lùi lại.

Nàng nhận ra vị Vua chích chòe từng bị mình chế nhạo, tìm cách chạy nhưng không được. Nàng bị kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa xung quanh cười cợt khiến nàng vô cùng xấu hổ. Nàng nhanh chóng chạy ra ngoài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói quen thuộc:

- Đừng sợ, anh chính là người hát rong sống cùng em đây. Anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em.

Công chúa nghe xong liền bật khóc:

- Em đã làm nhiều điều sai, em không xứng đáng là vợ anh.

Nhưng Vua chích chòe liền nói:

- Em đừng tự trách mình nữa, mọi khổ cực đã qua, giờ chúng ta hãy sống hạnh phúc cùng nhau.

Công chúa nghe theo lời Vua chích chòe. Ngày hôm đó, hoàng cung mở tiệc linh đình. Toàn thể triều đình đều có mặt để chúc mừng cho họ.

Ở vương quốc nọ, nhà vua chỉ có độc nhất một người con gái. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, lại được nuông chiều nên tính tình kiêu ngạo. Một hôm, vua cha cho mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Rất nhiều người đến tham dự.

Công chúa đến xem mắt từng người nhưng chẳng có ai là vừa ý. Thậm chí nàng còn chê bai, chế giễu họ. Trong số đó, có một người có chiếc cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, công chúa liền nói anh ta chẳng khác gì chim chích choè có mỏ. Từ đó, mọi người gọi là vị vua đó Vua chích chòe.

Nhà vua thấy vậy, tức giận lắm, liền truyền rằng nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Nàng nghe vậy thì sợ hãi vô cùng, van xin nhưng chẳng có tác dụng. Mấy hôm sau, một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Vua cha cho gọi hắn vào:

- Hãy cho tên hát rong vào đây!

Người hát rong đi nọ vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

- Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Công chúa ại van xin nhưng vua cha vẫn cương quyết:

- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ của công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nàng phải theo chồng rời khỏi cung điện.

Trên đường đi, công chúa nhìn thấy một khu rừng lớn:

- Rừng đẹp này của ai?

Người hát rong nói:

- Rừng của Vua chích choè, nếu nàng lấy ông ta thì hẳn rừng đã là của nàng.

Công chúa tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Một lúc sau tới một thảo nguyên, nàng ại hỏi:

- Thảo nguyên này của ai?

Người hát rong nói:

- Thảo nguyên của Vua chích choè.

Nàng công chúa tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:

- Thành phố này của ai?

- Thành phố mỹ lệ của Vua chích choè.

Lúc này, nàng ân hận vô cùng, liền bật khóc:

- Tôi thật đáng thương, đáng lẽ ra tôi nên đồng ý lấy Vua chích chòe.

Người hát rong tỏ vẻ tức giận, nói:

- Tôi thật không hài lòng khi nghe nàng nói vậy, chẳng lẽ tôi không xứng với nàng sao?

Công chúa không nói gì mà chỉ lặng lẽ đi theo sau, tới một túp lều, nàng hỏi người hát rong:

- Nhà ai thế này?

Người hát rong thản nhiên nói:

- Nhà của chúng ta đó!

Nàng phải cúi người mới bước được vào trong, rồi hỏi:

- Vậy người hầu đâu?

Người hát rong đáp:

- Làm gì có người hầu, chúng ta phải tự làm mọi người.

Nói xong, người hát rong yêu cầu công chúa đi nhóm bếp và nấu ăn. Nhưng nàng nào có biết nhóm bếp và nấu ăn. Cuối cùng, người hát rong vẫn phải tự làm mọi việc.

Hôm sau, người hát rong đánh thức công chúa dậy, rồi nói:

- Chúng ta không thể ngồi không, phải làm gì để kiếm sống. Hay là em đan sọt để bán?

Nàng chỉ có thể nghe theo. Người hát rong vào rừng lấy tre nứa về, công chúa phải chẻ lạt đan sọt. Nhưng từ lớn đến bé nàng có làm việc này bao giờ?

- Hay là em dệt vải - Người hát rong lại gợi ý.

Công chúa cũng nghe theo, nhưng n hững ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà.

- Em chẳng làm được việc gì. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Công chúa đành phải nghe lời chồng, ra chợ bán hàng. Lúc đầu, khách đến mua khá đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Một hôm, nàng đang ngồi bán hàng như mọi khi thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của tôi đổ vỡ. Công chúa sợ hãi ngồi khóc lóc, rồi về kể cho chồng nghe. Người hát rong liền trách móc, rồi nói rằng đã hỏi được công việc phụ bếp trong cung cho nàng. Vậy là giờ công chúa đã trở thành một chị phụ bếp.

Một lần, trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử. Chị phụ bếp lén vào xem, khung cảnh hoàng cung làm nàng nhớ lại cuộc sống trước đây. Nàng cảm thấy buồn tủi và ân hận. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Hoàng tử nhìn thấy nàng, bước tới tỏ ý muốn nhảy cùng. Nàng sợ hãi lùi lại.

Nàng nhận ra vị Vua chích chòe từng bị mình chế nhạo, tìm cách chạy nhưng không được. Nàng bị kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa xung quanh cười cợt khiến nàng vô cùng xấu hổ. Nàng nhanh chóng chạy ra ngoài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói quen thuộc:

- Đừng sợ, anh chính là người hát rong sống cùng em đây. Anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em.

Công chúa nghe xong liền bật khóc:

- Em đã làm nhiều điều sai, em không xứng đáng là vợ anh.

Nhưng Vua chích chòe liền nói:

- Em đừng tự trách mình nữa, mọi khổ cực đã qua, giờ chúng ta hãy sống hạnh phúc cùng nhau.

Công chúa nghe theo lời Vua chích chòe. Ngày hôm đó, hoàng cung mở tiệc linh đình. Toàn thể triều đình đều có mặt để chúc mừng cho họ.

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
3 tháng 11 2018

Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ 

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Cảm nhận về nhân vật ông lão :

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Chúc bạn học tốt :>

3 tháng 11 2018

em ms hok lớp 1

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Tôi là một công chúa xinh đẹp nhưng tính tính kiêu ngạo. Một hôm, vua cha cho mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Rất nhiều người đến tham dự.

Tôi đến xem mắt từng người nhưng chẳng có ai là vừa ý. Thậm chí tôi còn chê bai, chế giễu họ. Trong số đó, có một người có chiếc cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, tôi nói anh ta chẳng khác gì chim chích choè có mỏ. Từ đó, tôi nghe đồn anh ta được mọi người gọi là Vua chích chòe.

Vua cha thấy vậy, tức giận lắm, liền truyền rằng nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả tôi cho người ấy. Tôi nghe vậy thì sợ hãi vô cùng, van xin nhưng chẳng có tác dụng. Mấy hôm sau, một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Vua cha cho gọi hắn vào:

- Hãy cho tên hát rong vào đây!

Người hát rong đi nọ vào cung vua, hát cho vua và tôi nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

- Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Tôi lại van xin nhưng vua cha vẫn cương quyết:

- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ của tôi lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, tôi phải theo chồng rời khỏi cung điện.

Trên đường đi, tôi nhìn thấy một khu rừng lớn:

- Rừng đẹp này của ai?

Chồng tôi nói:

- Rừng của Vua chích choè, nếu nàng lấy ông ta thì hẳn rừng đã là của nàng.

Tôi tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Một lúc sau tới một thảo nguyên, tôi lại hỏi:

- Thảo nguyên này của ai?

Anh ta nói:

- Thảo nguyên của Vua chích choè.

Tôi tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Rồi chúng tôi tới một thành phố lớn, tôi lại hỏi:

- Thành phố này của ai?

- Thành phố mỹ lệ của Vua chích choè.

Lúc này, tôi ân hận vô cùng, liền bật khóc:

- Tôi thật đáng thương, đáng lẽ ra tôi nên đồng ý lấy Vua chích chòe.

Chồng tôi tỏ vẻ tức giận, nói:

- Tôi thật không hài lòng khi nghe nàng nói vậy, chẳng lẽ tôi không xứng với nàng sao?

Tôi không nói gì mà chỉ lặng lẽ đi theo sau, tới một túp lều, tôi liền hỏi:

- Nhà ai thế này?

Chồng tôi thản nhiên nói:

- Nhà của chúng ta đó!

Tôi cúi người bước vào trong, rồi hỏi:

- Vậy người hầu đâu?

Anh ta đáp:

- Làm gì có người hầu, chúng ta phải tự làm mọi người.

Nói xong, anh ta yêu cầu tôi đi nhóm bếp và nấu ăn. Nhưng tôi nào có biết nhóm bếp và nấu ăn. Cuối cùng, anh ta vẫn phải tự làm mọi việc.

Hôm sau, anh ta thức tôi dậy, rồi nói:

- Chúng ta không thể ngồi không, phải làm gì để kiếm sống. Hay là em đan sọt để bán?

Tôi chỉ có thể nghe theo. Chồng tôi vào rừng lấy tre nứa về, tôi phải chẻ lạt đan sọt. Nhưng từ lớn đến bé tôi có làm việc này bao giờ?

- Hay là em dệt vải - Chồng tôi lại gợi ý.

Tôi cũng nghe theo, nhưng tôi cũng chẳng làm được.

- Em chẳng làm được việc gì. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Tôi nghe lời chồng, ra chợ bán hàng. Lúc đầu, khách đến mua khá đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Một hôm, tôi đang ngồi bán hàng như mọi khi thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của tôi đổ vỡ. Tôi sợ hãi ngồi khóc lóc, rồi về kể cho chồng nghe. Chồng tôi trách móc, rồi nói rằng đã hỏi được công việc phụ bếp trong cung cho tôi.

Một lần, trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử. Tôi lén vào xem, khung cảnh hoàng cung làm tôi nhớ lại cuộc sống trước đây. Tôi cảm thấy buồn tủi và ân hận. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Hoàng tử nhìn thấy tôi, bước tới tỏ ý muốn tôi nhảy cùng. Tôi sợ hãi lùi lại.

Tôi nhận ra Vua chích chòe, tìm cách chạy nhưng không được. Tôi bị kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa xung quanh cười cợt khiến tôi vô cùng xấu hổ. Tôi nhanh chóng chạy ra ngoài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói quen thuộc:

- Đừng sợ, anh chính là người hát rong sống cùng em đây. Anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em.

Tôi nghe xong liền bật khóc:

- Em đã làm nhiều điều sai, em không xứng đáng là vợ anh.

Nhưng chàng đã nói với tôi:

- Em đừng tự trách mình nữa, mọi khổ cực đã qua, giờ chúng ta hãy sống hạnh phúc cùng nhau.

Tôi nghe theo lời Vua chích chòe. Ngày hôm đó, hoàng cung mở tiệc linh đình. Toàn thể triều đình đều có mặt để chúc mừng cho chúng tôi.