K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2019

Đáp án A

23 tháng 12 2022

Nhà văn Duy Khán đã khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu văn "Lạ lắm, thấy người nhà... mừng cuống quít". Một loài động vật như chó có cảm xúc như con người "mừng cuống quít" khi thấy người đi từ xa về. Từ đó khiến hình ảnh "chó" trở nên sinh động hơn khi nó mang cảm xúc của con người. Đồng thời ta thấy được tình cảm và sự trung thành của chú chó dành cho chủ nhân của mình. Dù là người đi xa lâu ngày mới về, chú chó vẫn luôn nhận ra và chào đón.

Nhân vật em ấn tượng nhất là nhân vật người bố. Ông có một "đôi bàn chân vất vả" có khi rên lên vì đau mình và cũng có lúc rên lên vì đau chân. Nhưng người bố ấy luôn chăm chỉ tất bật từ khi cỏ đẫm sương sớm đến khi cỏ đẫm sương đêm nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ kêu than một lời. Người bố ấy vẫn luôn cố gắng dành cho con cái của mình những điều tốt nhất. Quên đi đôi chân dãi nắng dầm sương thành bệnh tiếp tục lao động chăm sóc các con của mình.

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

20 tháng 10 2018

Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :

                                                        …Trăng ơi …Từ đâu đến ?

                                                        Hay từ một sân chơi

                                                        Trăng bay như quả bóng

                                                        Đứa nào đá lên trời .

   Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :

                                                        Hay từ một sân chơi

                                                        Trăng bay như quả bóng

                                                         Đứa nào đá lên trời .

   NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ

20 tháng 10 2018

Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :

                                                        …Trăng ơi …Từ đâu đến ?

                                                        Hay từ một sân chơi

                                                        Trăng bay như quả bóng

                                                         Đứa nào đá lên trời .

   Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :

                                                        Hay từ một sân chơi

                                                        Trăng bay như quả bóng

                                                         Đứa nào đá lên trời .

   NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ

15 tháng 4 2019
CHƯƠNG 1 Lời Tác Giả Kính tặng quê hương. Tặng các con và các bạn nhỏ. Tặng những người đã từng nghèo khổ. NÓI VỚI CÁC CON TÔI ĐÂY VỀ CUỐN SÁCH NÀY Khánh, Khoa và Khải! Năm nay là năm 1977 Bố bốn mươi mốt tuổi. Khánh mười lăm, Khoa mười ba. Còn Khải mới lên một. Nhìn vào khoảng cách tuổi các con cũng biết được sự biến đổi của đất nước, của đời bố mẹ trong những ngày qua. Trải ba mươi năm chiến tranh, nay đất nước vẹn tròn. Vào một đêm, rồi hai đêm, rồi ba đêm dưới ánh điện vàng vọt,bố có thì giờ ngồi kể chuyện. Nhưng một điều bố thấy: khi nghe đến chuyện tuổi thơ của bố thì Khánh chớp chớp mắt, rồi mắt đỏ lên; đang nói nhiều, trở thành im lặng, đang nghịch ngợm rong chơi trở thành hiền hậu chuyên cần; bài tập nham nhở trở thành chỉn chu; đang ăn mặc lôi thôi diêm dúa trở thành gọn gàng, giản dị... Còn Khoa, vốn đã học giỏi, nết tốt, khi nghe chuyện, đã im lặng lại im lặng hơn, miệng cắn móng tay, đôi mắt to hơi lồi nhìn chằm chằm vào khoảng không. Khoa ít nói, không nói dối, vùi đầu vào bài vở, xem sách và khi nói thì hùng hồn, khúc triết, hấp dẫn, trong sáng. Còn Khải, nằm ngửa, miệng nhoẻn, chân đập xuống giường bành bạch, chả hiểu cậu ta có thích những chuyện này không? Chắc khi biết nghe chuyện, nó sẽ thích cũng nên. Bố được đẻ ra ở một xóm nghèo, trong làng trại trương Bắc Ninh. Nơi ấy các con thường gọi là quê nội. Các con sinh ra trong một thành phố lao động. Ấy thế mà vì sao các con lại đồng cảm đến mức vậy? Ví thử các con được sinh ra ở những làng quê lam lũ thì sao? Các con giục bố viết ra, viết nhanh để các con đọc lại nhiều lần. Chao ơi! Các con của bố. Một yêu cầu chính đáng và da diết. Trong khi một số nhà văn, nhà thơ ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi bố ở, người ta sáng tác bằng máy rào rào. Bố đang viết dở cuốn sách về biển là một yêu cầu trong kế hoạch cũng không kém phần xúc động. Nhưng hễ hở giờ ra là bố nghĩ đến viết cho các con. Khi đặt bút thì bị lôi cuốn ngay. rưng rưng. Thế ra “đứa con ngoài kế hoạch” lại có thể, rất có thể thông minh, tài giỏi lớn lao hơn đứa con nằm trong kế hoạch, được đón đỡ, được nuôi nấng hậu hĩ? Bố viết. Bố viết cho các con. Bố thương cuốn sách này lắm. Tuổi thơ trong tập sách này tính từ bao giờ? Bố tính theo lối tính của bố: từ khi biết nhận thức cho đến tuổi mười lăm. Tuổi mười lăm đúng bằng tuổi Khánh. Nhưng đẹp đẽ thay, cũng đúng là tuổi bố ra khỏi làng, đi xa, đi xa. Đi diệt quân thù, trong tay có súng. Những chuyện trong cuốn sách này từ tuổi mười lăm của bố trở về trước. Bố sống trong truyện. Truyện trong một vùng bố ở mười lăm năm. Tất cả là người còn. người mất, cảnh còn, cảnh mất. Mỗi cảnh, mỗi người khoác vào tên mình một tên cúng cơm, tên tục, tên thật. Truyện không hề hư cấu, bịa đặt. Những chuyện này bố nhớ và mang theo trong trí, nó từng đốt cháy tấm lòng suốt chặng đường bốn mươi mốt tuổi và hai mươi bảy năm cầm súng, làm Người đến suốt mai sau. Hà Nội, tháng 11 năm 1977.