K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

– Địa hình:

+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.

+ Bề mặt khá bằng phẳng.

+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.

+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.

– Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.

+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.

2 tháng 5 2023

Đặc điểm địa hình châu Nam Cực:

+ Bề mặt khá bằng phẳng

+ Là một cao nguyên băng khổng lồ, với 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m có độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.

+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu bên trong, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió và bão nhiều nhất thế giới.

– Đặc điểm giới sinh vật ở châu Nam Cực:

+Khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật nghèo nàn.

+ Giới động vật vùng biển phong phú hơn do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.

+ Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, đều không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

 

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).

Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

* Hai môi trường nhiệt đới

-  Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.

- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

* Hai môi trường cận nhiệt 

- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi. 

- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. 

- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

17 tháng 1 2023

– Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với 3 bộ phận địa hình: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.

– Khí hậu khu vực này lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.

– Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương…

– Mạng lưới sông ngòi khá dày. Một số sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na…, có trữ năng thuỷ điện lớn.

– Rừng có diện tích rộng, chủ yếu là rừng lá kim, được bảo tồn khá tốt.

17 tháng 1 2023

– Khu vực Trung Á nằm hoàn toàn trong lục địa, là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

– Địa hình khu vực này có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai, phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi, trung tâm là hồ A-ran.

– Khoáng sản của vùng khá đa dạng: dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu.

– Khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa, mưa ít.

– Trong khu vực chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a.

– Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên.

17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

17 tháng 1 2023

Khu vực Tây Nam Á gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà.

– Địa hình khu vực này có nhiều núi và cao nguyên.

– Khoáng sản nổi bật của Tây Nam Á là dầu mỏ với hơn nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới, nhiều nhất là khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-ráp, vịnh Péc-xích.

– Khí hậu của vùng khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

– Sông ngòi của vùng kém phát triển, nguồn nước hiếm, sông chính là Ti-grơ và Ơ-phrát.

– Cảnh quan trong vùng chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.

NG
20 tháng 9 2023

- Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực: Địa hình châu lục giống một cao nguyên băng khổng lồ cao ở trung tâm, thấp dần ra ngoài rìa lục địa. Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:

+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.

+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.

+ Có nhiều hồ lớn.

- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi:

Sông

+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.

+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.

+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.

+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương.

Hồ

+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.

+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.

17 tháng 1 2023

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Khí hậu phân hóa đa dạng thành nhiều đới, như: đới khí hậu cực và cận cực; đới khí hậu ôn đới; đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới.

+ Mỗi đới lại có nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.

- Phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

+ Khí hậu gió mùa có ở Đông Á; Đông Nam Á và Nam Á.

+ Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và ở khu vực Tây Nam Á.

- Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.

+ Chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, vì vậy, cần phải có các biện pháp để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.