K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2017

=> Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? = Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? => Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước Mẹ bước về cánh đồng sau vụ gặt Và đêm ấy rơm thơm hơn mọi giấc mơ... Sông đáy ơi Trở về nơi tôi sinh ra Mỏm đất ấy không còn Nhưng cái đấy cái lần mẹ vấp... Sông Đáy ơi Máu của tổ tiên nằm kết ngọc đáy sông Đêm đêm mẹ ra sông nhặt về những gì không thể mất Sông Đáy ơi Hoa gạo tháng ba thường nhắc chuyện mùa màng Rưng rưng đỏ xuống chiều không khói bếp Sông Đáy hằn lên bao nhiêu nếp nhăn Khi cái rét tràn về thổi rách tuổi thơ tôi Rơm rớm máu từng đêm trong mắt mẹ Sông Đáy ơi Cái mỏm đất đã tan duỗi dài theo sông chảy Rồi đùn lên thành đất của làng quê Sông Đáy ơi Cứ chảy lặng đến hao gầy Rồi êm đềm Qua từng vết tím bầm qua từng khúc sông đau.

1
24 tháng 3 2023

Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:

Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.

Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.

Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...

Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc

+ Cóc sinh ra một đàn nòng nọc nhưng bị Trê cướp về nuôi.

+ Cóc kiện Trê, Trê tìm đến Lý Ngạnh – một thủ hạ âm tường việc quan lo lót lễ vật và khiếu nại cho Trê khiến Cóc bị giam.

+ Ếch giới thiệu Nhái Bén cho Cóc, Nhái Bén khuyên Cóc chờ thời gian, khi đàn nòng nọc đứt đuôi sẽ trở về bên mẹ.

+ Cuối cùng Cóc dẫn đàn con đến kêu oan, Trê thú tội và bị kết án.

- Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.

+ Nội dung, tư tưởng: tác giả đã thành công trong việc mượn chuyện về loài vật để nói về chuyện con người. Phản ánh những thực trạng cuộc sống, xã hội con người: kiện tụng, đút lót, quan lại…

+ Hình thức, nghệ thuật: xây dựng hình tượng phúng dụ giàu chất ngụ ngôn.

- Các lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, vì nó giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nội dung

Đặc điểm

Tác dụng

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt

- Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ

- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định

- Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ

Biện pháp tu từ đối

- Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;

- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc

- Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

- Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số kiểu lỗi về thành phần câu

Cách nhận biết

Cách sửa

Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần chủ ngữ cho câu

Câu thiếu thành phần vị ngữ

Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu chỉ có thành phần trạng ngữ

Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu

Câu thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau

Thêm vế sau cho câu ghép

Câu không xác định được thành phần

Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng

Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu.

Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn

Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

ai giúp mình đi ạ 

1
26 tháng 9 2016

Sao khó nhìn vậy bạn.Bạn đăng lại câu hỏi rõ ràng tí nhé!