K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

Người học trò của Chu Văn An

Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng cứ đến đầm Cung Hoàng là chàng biến mất. Nhờ vậy Chu Văn An biết người học trò đó là Thủy thần.

Năm ấy đại hạn, khắp vùng đều khô cạn, cây cối màu mỡ úa vàng, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, Chu Văn An ngày đêm lo lắng cho nhân dân. Ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân.

Chu Văn An gọi người học trò ấy đến và bảo rằng:

– Năm nay trời làm hạn hán, nhân dân khắp vùng khổ cực. Cảnh nghèo đói diễn ra rất thương tâm, ta vẫn băn khoăn tìm phương cứu vớt, nhưng chưa có cách nào. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?

Vốn là Thủy thần vì ngưỡng mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Nhưng, khó nghĩ làm sao! Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Chàng xin cho được suy nghĩ. Sau một đêm trằn trọc, sáng hôm sau chàng tìm đến Chu Văn An vái chào và hứa sẽ làm theo lời dạy đúng đắn của thầy, xin vì thầy sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt.

Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút dúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Bút của chàng rơi xuống là Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng làng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen nên gọi là đầm Mực.

Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Chu Văn An vô cùng sung sướng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi từ ngày đó không thấy có mặt ở trường học nữa. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Chu Văn An biết đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông đã bị trừng phạt vì chống lại lệnh của thiên đình. Chu Văn An buồn rầu đau xót, tiếc thương người đã bỏ mình vì việc nghĩa. Tình nghĩa thầy trò lại càng làm cho nỗi xót thương ấy tăng lên vô hạn. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…

Câu 1 : Người học trò đã làm thế nào để giúp dân làng ?

Câu 2 : Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ?

Câu 3 : Tìm những miêu tả tâm trạng của thầy Chu Văn An trong câu chuyện khi :

- Trước khi người học trò giúp dân làng :

- Sau khi người học trò giúp dân làng :

- Khi biết người học trò bỏ mình v

ì việc nghĩa :

0
25 tháng 5 2022

Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”  hai câu thơ bất hủ của Hoàng Trung Thông. Hai câu thơ đó cũng là chân lý của muôn đời, muôn nơi và muôn người. Một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt vời, “bàn tay ta”  biểu trưng cho sức lao động.

25 tháng 5 2022

Hoàng Trung Thông

Thầy giáo mới             Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.             Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng...
Đọc tiếp

Thầy giáo mới

            Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.

            Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.

            Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:

            - Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.

            Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:

            - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

            Thầy gật đầu và bảo:

            - Tốt lắm! Cho con về.

(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-x)

CÂU 1 HÀNH ĐỘNG CỦA THẦY GIÁO ĐỐI VỚI  HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO

CÂU 2 EM HÃY VIẾT 3-5 CÂU NÓI LÊN TÌNH CẢM CỦA MÌNH Ề MỘT NGƯỜI ( THẦY ) CÔ ĐÃ TỪNG DẠY DỖ EM 

0
Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?       A. Học chữ      B. Mừng thọ thầy      C. Thăm sức khỏe thầy      D. Tặng thầy sách Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?       A.Trưởng làng      B. Thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ      C. Thân mẫu của cụ      D. Phụ thân của cụ Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?       A. Lá lành đùm lá rách      B....
Đọc tiếp

Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?  
     A. Học chữ 
     B. Mừng thọ thầy 
     C. Thăm sức khỏe thầy 
     D. Tặng thầy sách 


Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?  
     A.Trưởng làng 
     B. Thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ 
     C. Thân mẫu của cụ 
     D. Phụ thân của cụ 


Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?  
     A. Lá lành đùm lá rách 
     B. Thương người như thể thương thân 
     C. Yêu thương anh chị em 
     D. Tôn sư trọng đạo 


Câu 4. Những thành ngữ nào sau đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?  
     A. Uống nước nhớ nguồn. 
     B. Tiên học lễ, hậu học văn. 
     C. Học thầy không tày học bạn 
     D. Học, học nữa, học mãi 


Câu 5. Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?  
     A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. 
     C. Cụ giáo tóc bạc phơ, đội khăn xếp ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập 
     B. Cụ giáo mặc bộ quần áo màu trắng giản dị, đang lang thang trong sân vườn. 
     D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ. 


Câu 6. Cụ giáo Chu được nói tới trong bài là ai?  
    A. Cụ Chu Văn Ân (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    B. Cụ Chu Văn An (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    C. Cụ Chu Văn Ba (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    D. Cụ Chu Văn Tam (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 


Câu 7. Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò?  
     A. Cho thấy được cụ giáo Chu là người có rất nhiều môn sinh. 
     B. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
     C. Kể lại diễn biến ngày mừng thọ của cụ giáo Chu 
     D. Cho thấy cụ đồ mới là người có nhiều môn sinh nhất, nhiều hơn cả cụ giáo Chu. 


Câu 8. Các câu sau được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?  
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. 
    A. Lặp từ ngữ 
    B. Thay thế từ ngữ 
    C. Dùng từ ngữ có tác dụng nối 
    D. Cả ba phương án trên 


Câu 9. Các vế trong câu ghép dưới đây được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?  
           Cụ giáo Chu bước vào sân, cụ chắp tay cung kính vái và nói to lời chào. 
     A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy. 
     B. Nối bằng quan hệ từ “và” 
     C. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy và bằng quan hệ từ “và” 
     D. Một cách khác 

 

Đọc bài : Nghĩa thầy trò ( SGK TV5 TẬP 2 TR 79 - 80 )

Bài tập đọc nghĩa thầy trò 

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta:

- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tập đọc Nghĩa thầy trò

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

 

1
23 tháng 3 2022

toàn trắc nhiệm mà

23 tháng 3 2022

1 B

2 B

3 D

4 B

5 A

6 B

7 B

8 C

9 A

3 tháng 3 2023

Câu 1:

a, Hạnh là học sinh chăm ngoan, học tốt. Bạn ấy luôn biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

b, Chú cún nhà em trông nhà rất giỏi. Mỗi khi có người lạ đến là cậu ta lại đi theo và sủa rất to.

Câu 2: 

a, Mỗi tối, ba tôi đánh cờ, mẹ ngồi may quần áo cho khách.

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy.

b, Tuy Mai còn nhỏ nhưng bạn giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà.

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tương phản : tuy...nhưng

c, Tôi thích học vẽ còn chị tôi thích học đàn

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bởi quan hệ từ là từ còn. 

 

 

3 tháng 4

Hạnh là học sinh chăm ngoan, học tốt. Bạn ấy luôn biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

 

b, Chú cún nhà em trông nhà rất giỏi. Mỗi khi có người lạ đến là cậu ta lại đi theo và sủa rất to.

 

Câu 2: 

 

a, Mỗi tối, ba tôi đánh cờ, mẹ ngồi may quần áo cho khách.

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng dấu phẩy.

 

 

b, Tuy Mai còn nhỏ nhưng bạn giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà.

 

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tương phản : tuy...nhưng

 

c, Tôi thích học vẽ còn chị tôi thích học đàn

 

Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bởi quan

hệ từ là từ còn. 

 

  I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn sau: Lời khuyên của bốCon yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà...
Đọc tiếp

 

 

I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn sau:

 

Lời khuyên của bố

Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.

Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập… Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

                                                                                                  Theo A-mi-xi

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Bố gọi con là người chiến sĩ vì

a. Con đang chiến đấu.

b. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ.

          c. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt  trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt  là thù địch.

          d. Con dũng cảm như chiến sĩ.

Câu 2: Điền tiếp vào chỗ chấm:

Theo bố: Sách vở của con là .............................................................................. ......., lớp học của con là  ..................................................................., hãy coi sự ngu dốt là …………………………….

Câu 3: Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là:

          a. Đoạn 1                                                    b. Đoạn 2                  

          c. Đoạn 3                                                    d. Đoạn 2 và 3

Câu 4: “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì:

a. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ.

b. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.

c. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.

d. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập.

Câu 5: Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?

 

 

Câu 6: Theo em, người bố muốn nói với con điều gì?

 

Câu 7: Trong câu: “Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.” chủ ngữ là:

a. Trẻ em

b. Tất cả trẻ em

c. Tất cả trẻ em trên thế giới.

d. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới.

Câu 8: Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại:

a. Danh từ                                                   b. Đại từ xưng hô.

c. Động từ                                                   d. Tính từ

Câu 9:  Trong câu: “Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.” có những quan hệ từ là:  

 

 

Câu 10: Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. 

 

 

0
18 tháng 1 2022

DT:bà,An,chuyện cổ tích,lòng,nỗi buồn

ĐT:xin nghỉ học,nặng trĩu,kể chuyện,âu yếm ,vuốt ve

 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Chú mèo không có miệngCuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần… Họ ít có thời gian để ý đến nhau. Cuộc sống tẻ nhạt, nhưng có lẽ họ không cảm thấy vậy, vì họ còn quá bận rộn với công việc hàng ngày.Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố...
Đọc tiếp
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chú mèo không có miệng

Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần… Họ ít có thời gian để ý đến nhau. Cuộc sống tẻ nhạt, nhưng có lẽ họ không cảm thấy vậy, vì họ còn quá bận rộn với công việc hàng ngày.

Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Nhưng cô cũng không được yên, vì cô rất bé nhỏ và nhút nhát nên hay bị những đứa trẻ lớp trên trêu chọc, giật cặp sách, giật tóc, đôi khi cả đánh nữa.

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi:

– Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc?

Cô bé lại òa lên tức tưởi:

– Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!

– Vậy ông sẽ nghe cháu!

Và cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo cô đừng buồn và hãy đi về nhà.

Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống.

Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp đánh. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên để chia sẽ cho vơi bớt nỗi buồn tủi. Cô bé vội vã, chạy qua đèn đỏ…

***
Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đã mà cô bé hay ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét.

Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – Chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kitty” (bạn đã bao giờ để ý mèo Hello Kitty không hề có miệng?) – chú mèo được làm ra với mục đích lắng nghe tất cả mọi người.

Tôi không biết “sự tích” Hello Kitty này có thật hay không. Tôi cũng không phải nhà quảng cáo cho thương hiệu ấy. Tôi chỉ biết mỗi lần nhìn hình chú mèo Hello Kitty là một lần tôi được nhắc nhở phải biết lắng nghe người khác – thực sự lắng nghe.

1. Nếu em là cô bé trong câu chuyện, em sẽ làm gì để bố mẹ thay đổi và cả nhà đều cảm thấy hạnh phúc?

0
23 tháng 3 2022

B

23 tháng 3 2022

BC

8 tháng 1 2022

Giúp mình zới