K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

Chiến thắng ở sông Bạch Đằng
độc đáo: chiến thuận hay khi cắm cọc xuống sông làm 1 trận địa. thứ 2: cho quân ra tiếp tạo thế chủ động làm địch bất ngờ khi mình phản công

Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng cuối năm 938 kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm.

Nét độc đáo:

-Tận dụng địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng và quy luật thuỷ triều lên xuống ở vùng cửa sông để xây dựng địa cọc ngầm chuẩn bị cho trận thuỷ chiến

-Ông đã huy động quân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ dài đầu đẽo nhọn rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng xây dựng thành một trận địa cọc ngầm

Cái này là có trong đề ôn thi của trường nên có gì mình chép nấy áokchúc bạn thi tốt

16 tháng 5 2016

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

-    Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Chúc bạn học tốt!hihi

 

16 tháng 5 2016

Câu 1: Bạn tham khảo tại Câu hỏi của lê mỹ chi - Học và thi online với HOC24 nha

Chúc bạn học tốt!hihi

24 tháng 3 2022

D

24 tháng 3 2022

D

2 tháng 5 2021

câu 1 Để xây dựng 1 chính quyền tự chủ Khúc Hạo đã xây dựng đường lối tự chủ cốt sao cho dân chúng được yên vui, ông làm những việc lớn như:

chia lại khu vực hành chính

 cử người trông coi mọi việc đến tận xã

 định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc

lập lại sổ hộ khẩu

câu 2 ko bt làm 

câu 3 

Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược

Chủ động đón đánh quân Nam Hán

Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm

câu 4

Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

Độc đáo:

 Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống... 

câu 5 

diễn biến

Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta
Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên
Lưu Hoằng Tháo lọt vào trận địa mai phục của ta
Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại

Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển

kết quả : Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị giết chết

vua Nam Hán hạ lệnh rút quân 

=> Cuộc kháng chiến giành thắng lợii hoàn toàn


câu 6 ko bt làm

2 tháng 5 2021

 em cảm ơn ạ

27 tháng 4 2022

Tham khảo

Chủ động đón đánh quân xâm lược: Phân tích được thế mạnh, thế yếu của quân Nam Hán.

Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông. Chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thủy chiến.

27 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

– Quân ta chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

– Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.

– Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc thuỷ triều xuống..

17 tháng 4 2016

a) Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.

Ý nghĩa : Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.

17 tháng 4 2016

b) Chủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiênChủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên

9 tháng 4 2016

1.- Giai đoạn Nguyên thuỷ
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước.
- Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2.- Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ VII TCN.
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang 
- Vị Vua đầu tiên là Hùng Vương

3.a. Các cuộc khởi nghĩa lớn - Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu. - Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí- Dựng nước Vạn Xuân. - Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. - Năm 931: Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần 1. - Năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng- mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. - Những sự kiện nào..của dân tộc ta? b. Sự kiện khẳng định thắng lời hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc. - Năm 938:Chiến thắng Bạch Đằng - Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bác thuộc, giành lại độc lập cho Tổ Quốc? c. Các vị anh hùng - Hai Bà Trưng. - Bà Triệu (Triệu Thị Trinh). - Lí Bí, Triệu Quang Phục. - Phùng Hưng. - Mai Thúc Loan. - Khúc Thừa Dụ. - Dương Đình Nghệ. - Ngô Quyền. - Thời Cổ đại nước ta có những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào? - Hãy mô tả lại? d. Những công trình tiêu biểu của thời Cổ đại: - Trống đồng. - Thành Cổ Loa.

tick nha bn

13 tháng 5 2016

3.nguyên nhân : nhân Kiều Công Tiễn kêu cứu vua nhà Hán nhân cơ hội đó đánh chiếm nước ta.

2.quân Nam Hán bị đánh tan tác.

Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sự, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

1. ý nghĩa lịch sử:

- khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta.

- khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc

13 tháng 4 2017

1. - Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta ; khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước .

21 tháng 4 2016

Câu 1 :
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều , ban võ là Phạm Tu
Câu 2 :
:Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :

- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Câu 3 :
Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ :

- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta..
- Khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc...
- Tinh thần đoàn kết , yêu nước


 

15 tháng 5 2016
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo là: Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.Trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ Bắc Thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho nước ta.Công của Ngô Quyền là: Đã mưu trí nghĩ ra cách đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng độc đáo giúp nhân dân ta giành được đọc lập lâu dài cho nước ta.

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...


Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-hoach-danh-giac-cua-ngo-quyen-chu-dong-va-doc-dao-o-diem-nao-c81a14263.html