K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

chị có bài làm k ạ, cho e xin với ạ

 

2 tháng 1 2022

“Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khác phức tạp…”, đó là lời nhận xét khá đúng của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh cho hình ảnh dòng sông trong “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”. Trong tác phẩm có đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để viết bài văn cảm nhận hình ảnh sông Đà trong đoạn trích này, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây!
 

con-song-da.jpg


Nguyễn Tuân là một nhà văn sinh ra và lớn lên trong một thời đại xã hội có nhiều biến động. Trước Cách mạng, ông học cuối bậc Thành Chung, là con người ham mê xê dịch nên đã từng bị bắt vào tù. Ở tù ra, ông bắt đầu viết văn, viết báo. Tên tuổi Nguyễn Tuân bắt đầu trở nên nổi tiếng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng. Tuy vậy, máu đam mê xê dịch vẫn còn, nó thôi thúc nhà văn đi tìm chất liệu cho những sáng tác văn học nghệ thuật của mình. “Vang bóng một thời” là một tác phẩm thành công vang dội đánh dấu tên tuổi của nhà văn trên hành trình khẳng định mình. Với ông, viết văn là để khẳng định được cá tính của mình. Sự tài hoa uyên bác, thái độ quý trọng thật sự nghề viết văn, sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ hình ảnh của mình đã giúp Nguyễn Tuân viết nên những tác phẩm văn chương để đời. “Người lái đò sông Đà” có thể coi là một tác phẩm để đời của nhà văn. Với tác phẩm này, có đề bài yêu cầu phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để bài viết của mình đầy đủ và ấn tượng hơn, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Chúc các bạn thành công!
 

hinh-tuong-song-da(1).jpg


BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: “CÒN XA LẮM MỚI ĐẾN THÁC DƯỚI…HẠ BỘ NGƯỜI LÁI ĐÒ”
Nhà văn Nguyễn Tuân trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi là “một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật…”. Đọc và cảm nhận những trang văn của người nghệ sĩ này, ta thấy lời nhận xét đó quả thực rất đúng. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí tiêu biểu cho “cái đẹp, cái thật” trong văn chương Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, hình tượng sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò” được rất nhiều người đọc quan tâm và dành nhiều suy nghĩ, cảm nhận về nó.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên tại Thanh Xuân, Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống giàu ý nghĩa. Là con trai trong một gia đình có cha là nhà Nho, một ông tú kép, hơn ai hết, nhà văn thấm thía sâu sắc tâm trạng của một nhà Nho đương thời khi Hán học đi vào cảnh xế chiều và Tây học bắt đầu thịnh hành. Niềm bất mãn, sự níu giữ…về một thời vang bóng tất thảy được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Nhận xét về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan từng chia sẻ: “Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn…vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”. “Vang bóng một thời” đã đánh dấu tên tuổi nhà văn, đưa tên tuổi Nguyễn Tuân đến với nhiều người ở nhiều thế hệ hơn. Bên cạnh tác phẩm đó, “Người lái đò sông Đà” cũng là một bút kí nổi bật giúp cho nhà văn khẳng định được tài năng, vị thế của mình trong nền văn học nước nhà.

“Người lái đò sông Đà” được nhà văn viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Đó là thời điểm miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống Mĩ còn miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Với mục đích là đi tìm chất vàng thiên nhiên Tây Bắc và “chất vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã quan sát tỉ mỉ, lựa chọn kĩ lưỡng và đưa vào trang văn của mình những hình ảnh chân thực, sống động và đậm sâu ý nghĩa, cảm xúc nhà văn. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí được viết dưới thể tùy bút. Với các tác phẩm kí, ta thường thấy những điểm chung nổi bật là tính chân thực của các sự kiện trong tác phẩm, cái tôi hiện lên rõ nét, trực tiếp bộc lộ quan điểm, cảm xúc. Và nổi bật trong tùy bút đó chính là chất tự do, phóng khoáng, nhiều lúc thấm đẫm chất trữ tình. Với tâm hồn tinh tế đi cùng với sự linh hoạt, nhạy bén của mình, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao cũng như lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hình ảnh sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới...hạ bộ người lái đò” đã góp phần khắc họa đậm nét hơn hình ảnh sông Đà trong hình dung tưởng tượng của người đọc cũng như phần nào góp sức vào sự thành công của tác phẩm và dấu ấn tác giả.

Đoạn trích đã khắc họa nên hình ảnh một dòng sông Đà hùng vĩ nhưng có phần hung bạo và đầy hiểm trở. Để cho người đọc có cái nhìn cận cảnh về sự nguy hiểm của sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự lúc nào đã vào vai một người đạo diễn tài hoa và dũng cảm với những thước phim quay chậm. Tiếp đó, người đọc không khỏi bị ấn tượng bởi hình ảnh những ngọn thác hùng vĩ, bởi tiếng nước “réo gần mãi lại réo to mãi lên…nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi như lại khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Từng âm thanh vang lên từ thác, hòa vào nhau như đang nói một điều gì đó với người lái đò đầy dũng cảm. Nguyễn Tuân nhân hóa hình ảnh ngọn thác, rồi tiếng thác nước chảy, khiến ta cứ ngỡ như đó là những con người có tâm hồn, có cảm xúc, những con người biết “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” bất kì người nào khi đi qua đó.

“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”, đó là lời nhận xét vô cùng sâu sắc và thấm thía của Vũ Ngọc Phan dành cho một cây bút vô cùng tài hoa của làng văn Việt Nam. Đọc “Người lái đò sông Đà”, cảm nhận hình ảnh dòng sông trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”, ta vừa hình dung rõ nét hơn con sông quê hương, đất nước, vừa thêm trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, sự tinh tế trong cách nhìn, cảm nhận và cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Tuân.“Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khác phức tạp…”, đó là lời nhận xét khá đúng của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh cho hình ảnh dòng sông trong “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”. Trong tác phẩm có đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để viết bài văn cảm nhận hình ảnh sông Đà trong đoạn trích này, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây!
 

con-song-da.jpg


Nguyễn Tuân là một nhà văn sinh ra và lớn lên trong một thời đại xã hội có nhiều biến động. Trước Cách mạng, ông học cuối bậc Thành Chung, là con người ham mê xê dịch nên đã từng bị bắt vào tù. Ở tù ra, ông bắt đầu viết văn, viết báo. Tên tuổi Nguyễn Tuân bắt đầu trở nên nổi tiếng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng. Tuy vậy, máu đam mê xê dịch vẫn còn, nó thôi thúc nhà văn đi tìm chất liệu cho những sáng tác văn học nghệ thuật của mình. “Vang bóng một thời” là một tác phẩm thành công vang dội đánh dấu tên tuổi của nhà văn trên hành trình khẳng định mình. Với ông, viết văn là để khẳng định được cá tính của mình. Sự tài hoa uyên bác, thái độ quý trọng thật sự nghề viết văn, sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ hình ảnh của mình đã giúp Nguyễn Tuân viết nên những tác phẩm văn chương để đời. “Người lái đò sông Đà” có thể coi là một tác phẩm để đời của nhà văn. Với tác phẩm này, có đề bài yêu cầu phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để bài viết của mình đầy đủ và ấn tượng hơn, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Chúc các bạn thành công!
 

hinh-tuong-song-da(1).jpg


BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: “CÒN XA LẮM MỚI ĐẾN THÁC DƯỚI…HẠ BỘ NGƯỜI LÁI ĐÒ”
Nhà văn Nguyễn Tuân trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi là “một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật…”. Đọc và cảm nhận những trang văn của người nghệ sĩ này, ta thấy lời nhận xét đó quả thực rất đúng. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí tiêu biểu cho “cái đẹp, cái thật” trong văn chương Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, hình tượng sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò” được rất nhiều người đọc quan tâm và dành nhiều suy nghĩ, cảm nhận về nó.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên tại Thanh Xuân, Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống giàu ý nghĩa. Là con trai trong một gia đình có cha là nhà Nho, một ông tú kép, hơn ai hết, nhà văn thấm thía sâu sắc tâm trạng của một nhà Nho đương thời khi Hán học đi vào cảnh xế chiều và Tây học bắt đầu thịnh hành. Niềm bất mãn, sự níu giữ…về một thời vang bóng tất thảy được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Nhận xét về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan từng chia sẻ: “Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn…vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”. “Vang bóng một thời” đã đánh dấu tên tuổi nhà văn, đưa tên tuổi Nguyễn Tuân đến với nhiều người ở nhiều thế hệ hơn. Bên cạnh tác phẩm đó, “Người lái đò sông Đà” cũng là một bút kí nổi bật giúp cho nhà văn khẳng định được tài năng, vị thế của mình trong nền văn học nước nhà.

“Người lái đò sông Đà” được nhà văn viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Đó là thời điểm miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống Mĩ còn miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Với mục đích là đi tìm chất vàng thiên nhiên Tây Bắc và “chất vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã quan sát tỉ mỉ, lựa chọn kĩ lưỡng và đưa vào trang văn của mình những hình ảnh chân thực, sống động và đậm sâu ý nghĩa, cảm xúc nhà văn. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí được viết dưới thể tùy bút. Với các tác phẩm kí, ta thường thấy những điểm chung nổi bật là tính chân thực của các sự kiện trong tác phẩm, cái tôi hiện lên rõ nét, trực tiếp bộc lộ quan điểm, cảm xúc. Và nổi bật trong tùy bút đó chính là chất tự do, phóng khoáng, nhiều lúc thấm đẫm chất trữ tình. Với tâm hồn tinh tế đi cùng với sự linh hoạt, nhạy bén của mình, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao cũng như lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hình ảnh sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới...hạ bộ người lái đò” đã góp phần khắc họa đậm nét hơn hình ảnh sông Đà trong hình dung tưởng tượng của người đọc cũng như phần nào góp sức vào sự thành công của tác phẩm và dấu ấn tác giả.

Đoạn trích đã khắc họa nên hình ảnh một dòng sông Đà hùng vĩ nhưng có phần hung bạo và đầy hiểm trở. Để cho người đọc có cái nhìn cận cảnh về sự nguy hiểm của sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự lúc nào đã vào vai một người đạo diễn tài hoa và dũng cảm với những thước phim quay chậm. Tiếp đó, người đọc không khỏi bị ấn tượng bởi hình ảnh những ngọn thác hùng vĩ, bởi tiếng nước “réo gần mãi lại réo to mãi lên…nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi như lại khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Từng âm thanh vang lên từ thác, hòa vào nhau như đang nói một điều gì đó với người lái đò đầy dũng cảm. Nguyễn Tuân nhân hóa hình ảnh ngọn thác, rồi tiếng thác nước chảy, khiến ta cứ ngỡ như đó là những con người có tâm hồn, có cảm xúc, những con người biết “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” bất kì người nào khi đi qua đó.

“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”, đó là lời nhận xét vô cùng sâu sắc và thấm thía của Vũ Ngọc Phan dành cho một cây bút vô cùng tài hoa của làng văn Việt Nam. Đọc “Người lái đò sông Đà”, cảm nhận hình ảnh dòng sông trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”, ta vừa hình dung rõ nét hơn con sông quê hương, đất nước, vừa thêm trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, sự tinh tế trong cách nhìn, cảm nhận và cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Tuân.

4 tháng 11 2018

Phần II: Tiếp theo đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi : tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”

Đáp án cần chọn là: A

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thuyền xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô


 

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ


 

C.   Cả hai đáp án trên đều sai

1
8 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: B

15 tháng 5 2021

TK ạ

Nếu đoạn đời sống trong địa ngục trần gian ở Hồng Ngài là sự giao tranh âm ỉ quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó. Chỉ có điều nó lại diễn ra trong tâm trạng chập chờn nửa mê, nửa tỉnh của cô gái, và Tô Hoài, như đã nhập thân vào nhân vật để viết nên một đoạn văn thật tinh tế, sâu sắc “Trong bóng tối... không bằng con ngựa”.

 

     Giữa đoạn văn là một câu rất ngắn, chỉ có bốn chữ: Mị vùng bước đì. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chăn ngựa. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách, tâm trạng của một cô Mị đang mê man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình. Tinh và tâm trạng cùa một cô Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thật cô đúc mà thấm thía. Kiệm lời mà hàm chứa biết bao ý nghĩa.

 

    Tiếng sáo- ước mơ- sức sống của Mị. ‘Mị vùng bước đi”. Cảu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại tinh tế và rất sâu sắc. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ chứ không phải với hiện thực, bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình. Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Mới biết sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đến nhường nào. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả  sự thực xung quanh, không thấy, không nghe A Sử nói, không biết cả mình đang bị trói chỉ còn biết có tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man chập chờn - trong tiếng sáo. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo. Tô Hoài đã nói lên rất rõ và sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị.

 

    Tiếng chân ngựa: hiện thực - số phận của Mị “Mị vùng bước đi”. Nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đập vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít chặt lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu Váo nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân người mà không bằng thân trâu ngựa?! Tiếng chân ngựa đá vào vách một biếu trung giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.

 

    Với ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài trong miêu tả tâm trạng nhân vật ớ hai cảnh đối lập nhau: mê man chập chờn theo tiếng sáo như một kẻ mộng du dẫn đến hành động “vùng tỉnh lại và cay đắng xót xa “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa hai tám trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật. Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng “ tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau và đầy ấn tượng.

 

     Đoạn văn ngắn mà bật nối được bức tranh tối - sáng của nhân vật (số phận và sức sống) một cách sinh động, gợi cảm và có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật, bút pháp Tô Hoài và nhất là tấm lòng đồng cảm yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình. Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.

19 tháng 5 2021

Tô Hoài cùng với Nam Cao, Kim Lân, đều là những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, để lại nhiều những tác phẩm có giá trị nhân văn, phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan và nhiều xúc cảm, đau đớn, xót xa, thương cảm, yêu thương,… Nếu như bản thân Nam Cao hay Kim Lân cả trước và sau cách mạng đều tập trung vào đề tài người nông dân, trí thức tiểu tư sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì Tô Hoài lại được xem là nhà văn hiện thực của vùng miền núi phía Bắc nước ta, bằng một tấm lòng thiết tha, gắn bó, ngòi bút cảm thông sâu sắc với số phận của những con người khốn khổ chịu sự áp bức, bóc lột của cả cường quyền và thần quyền phong kiến tàn ác. Đặc biệt, điểm sáng trong đề tài của Tô Hoài còn nằm ở việc ông tập trung vào số phận của những người phụ nữ vùng cao, ông vừa khai thác cuộc đời bất hạnh, vừa làm nổi bật cả những vẻ đẹp trong tâm hồn họ, đồng thời Tô Hoài cũng dần hé mở những lối thoát, giải phóng cho nhân vật của mình bằng những định hướng về một cuộc đời khi cách mạng về. Một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài chính là Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, một người phụ nữ có số phận đớn đau, cam chịu, sau cùng lại vùng dậy đấu tranh để tìm lại cuộc đời, tìm lại tự do.

 Mị là một người phụ nữ đại diện cho nhiều người phụ nữ khác Hồng Ngài, cũng như ở cả vùng núi rừng Tây Bắc. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật Mị hiện lên là một cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo rất hay, thuở còn xuân Mị được biết bao nhiêu trai bản theo đuổi, đứng đến nhẵn cả góc nhà chỗ đầu giường Mị nằm. Thế nhưng Mị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha Mị vì lấy mẹ Mị mà phải đi vay nợ, món nợ với nhà thống lý Pá Tra mà cho đến đời Mị vẫn không thể trả hết. Thành thử, Mị phải chấp nhận số kiếp làm con dâu gán nợ, gả làm vợ của A Sử, con trai thống lý Pá Tra. Mà dưới chế độ cường quyền thần quyền đàn áp thì cuộc đời của người con dâu gán nợ, nó khốn nạn lắm, Mị nào được hưởng cảnh sung sướng của một cô con dâu nhà giàu, mà trái lại phải nai lưng ra làm lụng quanh năm ngày tháng, đầu tắt mặt tối không khác gì một nô lệ để trả nợ cho cha.

Những tưởng rằng, cuộc đời của Mị sẽ chỉ mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc ấy và cái lòng ham sống, cái sự phản kháng vùng vẫy của Mị đã chết hẳn từ mấy năm trước rồi. Nhưng không, nó vẫn âm ỉ, tiềm tàng nằm thật sâu trong lòng Mị, được bao bọc xung quanh bởi những lớp chai cứng xù xì, dưới lớp tro tàn tàn nguội lạnh để chờ thời cơ nổi dậy. Mùa xuân đến người ta đang nô nức, hào hứng chuẩn bị đón Tết, phụ nữ phơi váy hoa khắp nơi, đám trẻ nô đùa chơi quay, và có tiếng sáo ai rủ bạn đi chơi thấp thoáng. Chính cái tiếng sáo thiết tha, bồi hồi ấy đã thức dậy trong tâm hồn Mị một chút niềm vui sống, thường ngày Mị chẳng thiết nói năng, thế mà nay Mị lại nhẩm hát theo tiếng sáo du dương. Đó là dấu hiệu cho sự thức tỉnh của lòng ham sống, ham vui, ham hạnh phúc trong Mị. Ngày Tết người ta uống rượu, Mị cũng uống “uống ừng ực từng bát” như thể muốn trút hết những uất ức, thống khổ trong lòng một cách thống khoái, mạnh mẽ. Thế rồi Mị lặng người nhìn người ta nhảy múa vui chơi, Mị lại nhớ về những ngày còn ở với cha mẹ, Mị cũng có những ngày tháng tươi đẹp như thế. Mị chợt nhớ mình còn biết thổi sáo, thổi lá cũng rất hay. Mị uống rượu và thổi sáo, Mị tận hưởng cuộc sống, tự tạo dựng lại cho mình những niềm vui ngày xuân để quên đi cái sầu khổ, đớn đau suốt mấy năm qua của mình. Tâm hồn Mị dần dần sống lại một cách chậm rãi, Mị bắt đầu ý thức được mình còn trẻ trung, vẫn còn khao khát những niềm vui của cuộc sống. Có lẽ rằng chính cái âm thanh tiếng sáo gọi bạn đầu làng, cái âm thanh của sự sống cứ văng vẳng bên tai Mị, đã hâm nóng lại ngọn lửa thanh xuân trong lòng cô, khiến “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”. Mị lại sửa soạn áo quần, tóc tai và muốn ra ngoài hòa vào không khí vui nhộn của dịp Tết, hòa nhập với xã hội. Nhưng đau đớn thay, bấy nhiêu những hớn hở, khao khát của Mị đã bị người chồng A Sử dập tắt, nó trói Mị chặt cứng vào cột nhà khiến cô không thể động đậy. Lúc này đây mấy thấy cái tấm lòng ham sống, khao khát tự do của Mị được bộc lộ một cách mãnh liệt và sâu sắc. Một người vốn đã chai lì cảm xúc, quen bị hành hạ, quen lao động nặng nhọc quanh năm, thờ ơ với cái chết, thế mà lại bắt đầu sợ. Mị nghĩ đến nhà này cũng có một người đàn bà bị trói vào cột đến chết, “Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt”. Lúc này đây Mị sợ chết tức là lòng ham sống của Mị còn mãnh liệt lắm, Mị thấy đau đớn tức là tâm hồn Mị đã dần dà sống lại, cũng biết buồn biết khổ, chứ không còn chai sạn như trước nữa. Mị đã sống lại một cách hoàn toàn cả về tâm hồn lẫn thể xác.

 Cuộc gặp gỡ với A Phủ, có lẽ chính là định mệnh, là bước ngoặt lớn cho sự phản kháng và việc giành lấy tự do của Mị sau khi tâm hồn nhân vật này hoàn toàn thức tỉnh. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói giữa sân, bị bỏ đói, bị đánh đập chỉ vì làm mất một con bò, nhưng ban đầu Mị vẫn thản nhiên, thổi lửa hơ tay, dường như lòng người đàn bà này lại quay trở về cái vẻ chai sạn, chết hết mọi xúc cảm như trước kia. Thế nhưng sự bình tĩnh, im lặng ấy lại chính là dấu hiệu, sự chuẩn bị cho một quá trình phản kháng mạnh mẽ mà không ai ngờ tới của Mị. “Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại” của A Phủ, như là một giọt nước cuối cùng rớt vào ly nước vốn đã đầy ăm ắp của Mị, trở thành giọt nước tràn ly. Nó đã dấy lên trong lòng người đàn bà này biết bao nhiêu là cảm xúc, Mị thấy căm giận nhà thống lý Pá Tra, chúng nó đã trói chết bao nhiêu người đàn bà như vậy, chúng nó thật độc ác, nhưng phận đàn bà làm dâu trong nhà thì muôn đời phải vậy. Còn A Phủ sao phải chịu chết như thế, Mị thấy bất bình, thấy xót xa cho một kiếp người nhưng còn chẳng bằng con bò bị mất, phải chết vì một con bò, giống như Mị phải làm trâu làm ngựa, gần như chết hẳn trong cái nhà này vì món nợ truyền kiếp của cha. Ôi sao đời Mị và đời A Phủ lại đớn đau giống nhau đến vậy, chẳng lẽ cứ nghèo khó, không quyền thế là phải chịu áp bức, đau khổ hay sao? Mị thương người đàn ông tội nghiệp đó, sắp phải chịu chết đói, chết rét, chết vì bị đánh, Mị muốn cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị cũng sợ mình sẽ là người phải chịu chết thay. Mị đã đấu tranh tư tưởng nhiều lần, rồi cuối cùng Mị ra một quyết định rất táo bạo, Mị cởi trói cho A Phủ, thì thào một tiếng “Đi ngay…”. Nhìn thấy một kẻ vốn đã gần chết tới nơi, thế nhưng lại vẫn dùng hết sức bình sinh chạy vụt xuống triền đồi, lòng Mị dường như vỡ ra cái gì đó, phải rồi, Mị đã giải thoát cho người ta thì cũng phải giải thoát cho chính mình chứ, và thế là Mị chạy vụt theo A phủ. Những câu nói cuối cùng trong đoạn trích “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất”, chính là minh chứng cho sự phản kháng mạnh mẽ, ý thức mưu cầu tự do, lòng ham sống, ham tự do mãnh liệt đang cháy ngùn ngụt trong lòng của người đàn bà nhiều năm vốn đã chai lì, lạnh giá.

Vợ chồng A Phủ nói chung và nhân vật Mị nói riêng chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, trân trọng của Tôi Hoài đối với những người con miền núi, những con người dù phải chịu nhiều những đắng cay chèn ép của thần quyền và thần quyền khắc nghiệt. Thế nhưng họ vẫn có một niềm tin, khao khát sống mãnh liệt, sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đứng lên tự giải thoát cho bản thân, giành lại quyền mưu cầu hạnh phúc và tự do của bản thân. Từ đó Tô Hoài cũng nhấn mạnh tư tưởng của một nhà văn cách mạng, ấy là hướng nhân dân, những con người đang chịu cảnh lầm than thoát khỏi ách áp bức bằng con đường cách mạng, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào tương lai tươi sáng của Đảng và nhà nước.

mỏi taylimdim

   

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa tắt phụt đèn điện. 

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Cho biết thể loại của tác phẩm.

2. Có ý kiến cho rằng việc trích dẫn Sông Đà ( viết in hoa chữ Sông ) là sai và cần sửa lại là: sông Đà. Anh/chị có đồng ý với ý kiến không? Vì sao?

3. Cảnh vật trong đoạn văn được nhà văn quan sát từ góc độ nào và cảnh vật đó hiện lên ra sao? Nêu một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng.

4. Từ đoạn văn trên hãy chỉ ra những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả?

                                             

0
27 tháng 1 2016

Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?

Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được. Cho nên với ý thức của một người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không hổ danh là người mở đường tinh anh khi sáng tác thành công truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn ấy ngoài những hình tượng người đàn bà hay người nghệ sĩ Phùng thì chúng ta đặc biệt ấn tượng với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.

Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và biển cho bô lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bót thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ thuật chính là đạo đức.

Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.

Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền ấy.

Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngòi im phăng phăc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.

Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.

Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả thật là một nghê thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.

16 tháng 8 2016

Minh Vượng 

http://kenhvan.net/phan-tich-hinh-tuong-chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-nguyen-minh-chau/

Không qua mặt nổi đâu limdim

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.

A.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

B.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

C.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích

D.   Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba

1
26 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: A