K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

a. Không ai là không muốn đuổi chúng đi.

b. Không ngày nào Thị Nở không đi qua qua vườn nhà hắn.

c. Từ đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:

- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi

- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.
 

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Lên thác Xuống ghềnh


Những câu thành ngữ có nghĩa tương tự nhau như:

+ Lên núi đao xuống biển lửa

+ Mấy núi cũng leo mấy sông cũng lội

Câu thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" được chuyển sang tiếng khác:

3
21 tháng 11 2016

Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.

21 tháng 11 2016

chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan

14 tháng 9 2023

a. Câu phủ định: “làm sao” => xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.

b. Câu khẳng định => xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.

c. Câu khẳng định => thông báo về hành động phải làm.

d. Câu phủ định: “chưa” => xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

14 tháng 9 2023

Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một vị tướng kì tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân  tiêu diệt hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này. Chiến thắng ấy vẫn còn vang dội và là niềm tự hào của dân tộc ta cho đến ngày nay. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong ta bao ấn tượng không phai mờ.

Chú thích:

Câu khẳng định dưới hình thức phủ định của phủ định: Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này.

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.a. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn...
Đọc tiếp

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.

a. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.

b. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.

c. Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất.

d. Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét…

1
13 tháng 9 2023

a. “40% dân số cư ngụ gần biển, 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”

b. “28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, 3 000 ki-lô-mét”

c. “72% bề mặt Trái Đất”

d. “35 – 85 xăng-ti-mét”

=> Các số liệu trên phản ánh được tình hình một cách chính xác, rõ ràng và cụ thể.

NG
14 tháng 9 2023

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà...
Đọc tiếp

Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

1
14 tháng 9 2023

a.

- Câu phủ định: “Họ chẳng qua…mà thôi.” do có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".

- Câu để hỏi: “Tổng đốc họ Tôn…sao cho nổi?”; “Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?”; “Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?” do chứa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

b.

- Câu phủ định: “Tự vương trẻ tuổi…sao không nói cho rõ?” do có từ mang nghĩa phủ định “chưa”.

- Câu để hỏi: “Bấy giờ, nhân khi ta thắng,…hay sao?” do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca là hình ảnh quả quyết, gan dạ yêu nước được thể hiện rõ ràng chân thật thông qua các chi tiết để lột tả con người cũng như ý chí đánh giặc và miêu tả trận chiến, mưu lược của của Hoài Văn Hầu nhưng trong Đại Nam quốc sử diễn ca hình ảnh anh hùng hiện lên hào hùng tuy nhiên không được toàn vẹn và đanh thép thông qua lời thoại để thấy được cốt canh cũng như tính cách thông qua lời nói một phần.

Hai tác phẩm đều thể hiện toàn vẹn anh hùng nhưng ở hai mặt khác nhau để vẽ lên hình ảnh của anh hùng lịch sử 

15 tháng 9 2023

a. Câu hỏi - dùng để hỏi thông tin.

b. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - bác bỏ ý kiến của người khác.

c. Câu hỏi - dùng để hỏi thông tin.

d. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - bác bỏ ý kiến của người khác.

Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.a. May ra có lẽ mợ không mắng đâu (Thạch Lam)b. Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. […] Thứ đến,...
Đọc tiếp

Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.

a. May ra có lẽ mợ không mắng đâu (Thạch Lam)

b. Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. […] Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển. (Lưu Quang Hưng)

c. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lòng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)

d. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo (Thạch Lam)

e. Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài (Nguyễn Hữu Sơn)

1
15 tháng 9 2023

a. Thành phần tình thái: may ra, có lẽ => biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.

b. Tìm thành phần chuyển tiếp: Trước hết, thứ đến => nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.

c. Thành phần tình thái: hình như => biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.

d. Tìm thành phần chuyển tiếp: chắc => biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.

e. Tìm thành phần chuyển tiếp: Nói cách khác => nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.