K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2022

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

25 tháng 12 2022

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

17 tháng 12 2017

giúp mình đi

17 tháng 12 2017

một số danh lam thắng cảnh như đọng phong nha kẻ bàng ở quảng bình

+động thiên hà ,động an tiên ở ninh bình

+cao nguyên đá đồng văn

+hang đầu gỗ

+hang sơn đòong

+tam cốc bích động

mk chỉ biết vài cái này thôi ko pit đúng ko

12 tháng 5 2023

Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường là

- Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi giấy hoặc vải.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn nước, các đồ điện và tắt điện khi không sử dụng.

- Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã.

- Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khi đi làm hoặc đi học,…

11 tháng 5 2023

nhặt rác và bỏ vào thùng rắc khi thấy

đi xe đạp hoặc đi bộ để giảm bớt ô nhiễm ko khí

......

17 tháng 4 2022

ko vứt rác bừa bãi

17 tháng 4 2022

Vứt rác đúng nơi quy định

Không xả rác bừa bãi

Trồng thêm cây xanh

Tuyên truyền cho mọi người để bảo vệ môi trường

5 tháng 3 2022

Tham khảo
 Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

     Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.

     Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp. Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta. Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.

     Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

     Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

5 tháng 3 2022

Trơi ơi lạy bạn luôn á đã không giúp thì bớt nói lại ý mình khi mà mình nói KHÔNG CHÉP MẠNG thì bây h các bn giúp mình thuyết minh về 1 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thuộc quận Đống Đa thì các bạn chỉ cần thuyết minh về công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh oặc di tích lịch sử của quận Đống Đa thôi nếu dược mình đã tự tra google mình tự làm r nhưng mà các bài thuyết mình đó trên google quá dài nên mình mới cần sự trở giúp của các bn chớ mà nếu các bạn giúp mình và mình bảo KHÔNG CHÉP MẠNG vì bây h nếu các bạn chép mạng thì mình thà lên mạng còn hơn ngồi đợi các bn ấy giúp vì vậy nên mình mới bảo KHÔNG CHÉP MẠNG nếu bạn nào có lòng thì giúp còn không bớt nói linh tinh lại.

Tham khảo

Nên lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất  cột thu lôi). Khi  trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra.

- Cần: Ở trong nhà khi trời mưa giông có sấm sét, rút dây điện của các thiết bị điện tử,…

- Không nên: Ra ngoài khi trời mưa gió; không trú mưa dưới những cây lớn, đặc biệt là những cây riêng lẻ,...

29 tháng 3 2022

Tuyên truyền không phá rừng 

29 tháng 3 2022

Tham kaho:

 

+Các biện pháp bảo vệ rừng là:

-Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội như 30/4,2/9,19/5...

-Gia tăng và duy trì rừng

-Bắt giam hoặc xử lý những người phá hoại đốt phá rừng vì tư lợi trước mắt

-Đưa những cánh rừng tái sinh vào bảo tồn quốc gia

Em phải làm gì để bảo vệ lớp ô dôn ?

- Làm sạch môi trường quanh mình và mọi nơi tùy theo sức của mình để phần nào làm giảm ôi nhiễm môi trường qua đó tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường với những biện pháp thiết thực để tầng ô dôn không bị phá hủy.