K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2019

Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.
- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột. hạt gạo xay, giã, dần sàng, hòn than, con cúi…); Có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa. Cách vận dụng của tác giả là thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết. cổ tích, trừ trường hợp câu dân ca Bình- Trị- Thiên được lấy lại nguyên vẹn “Con chim phượng hoàng … biển khơi”.
- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng.

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.

 

19 tháng 4 2019

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

12 tháng 11 2017

- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học

- Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?

Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe

Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.

18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

17 tháng 7 2018

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”) Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Chất liệu dân gian qua đoạn thơ trên b. Thân bài Khái quát chung: Hoàn cảnh sáng tác, nội dung đoạn trích Đất Nước Nội dung đoạn thơ trên: Tác giả đã lí giải sự hình thành của đất nước từ những gì gần gũi, thân thương Những nội dung cần làm rõ: Chất liệu dân gian được sử dụng đậm đặc trong những dòng thơ trên Khi lí giải Đất Nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì thân thuộc gần gũi trong mỗi gia đình chúng ta ( với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với “miếng trầu” mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “Thánh Gióng”) Đất Nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử. Đất Nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hòn truyền thống của dân tộc “Gừng cay, muối mặn” Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Đất Nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “Cái kèo, cái cột thành tên” Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách đa dạng: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ; có phong tục, lối sống; có tập quán, sinh hoạt, vật dụng quen thuộc…. Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo: Tác giả thường chỉ gợi ra một vài chữ trong ca dao, hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích… nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ. Nhận xét: Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đã tạo nên không khí riêng mượt mà, đằm thắm, bình dị, gần gũi cho đoạn thơ. Tạo tính triết lí cho đoạn thơ. Tạo sự mới mẻ cho câu thơ, góp phần diễn tả tư tưởng của tác giả. c. Kết bài Đánh giá, cảm nhận về chất liệu dân gian được sử dụng trong đoạn thơ Mở rộng vấn đề (Bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân
17 tháng 7 2018

1. GIỚI THIỆU CHUNG:

- Giới thiệu về: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Mặt đường khát vọng” và đoạn thơ Đất Nước:

+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

+ Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Đoạn thơ trên thuộc chương V - chương "Đất nước" của bàn trường ca; thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.

- Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

2. CỤ THỂ:

Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn)

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi,...).

+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói...

Ví dụ:

~ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lấy ý từ bài ca dao "Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

~ "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

+ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" lấy ý từ bài ca dao "Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất..."

...

+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết, cổ tích dân tộc để làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của đất nước, những truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"

Ví dụ: Truyến thống đoàn kết, tinh thần cảnh giác cao độ trước kẻ thù "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc", tinh thần uống nước nhớ nguồn "Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ". Hoặc tô đậm sự trù phú tươi đẹp của quê hương:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

...

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại"

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

- Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả.

- Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.

- Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc.

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng ĐấtNước có...
Đọc tiếp

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất

Nước có từ ngày đó…  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) HẾT -

0