K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

3 tháng 3 2016

         T­ư t­ưởng “Đất nư­ớc của nhân dân” đã đ­ược tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ “Đất nư­ớc” như­ng đó cũng chính là t­ư t­ưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về đất nư­ớc trong đoạn thơ.

         Đất nư­ớc đ­ược cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nh­ưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nư­ớc với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con ngư­ời bình dị:

                               Những ngư­ời vợ nhớ chồng góp cho đất n­ước những núi Vọng phu

                               Cặp  vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái...

                               Ngư­ời học trò nghèo góp cho đất nư­ớc mình núi  Bút non Nghiên.

        Nhìn vào thiên nhiên đất n­ước, nhà thơ đã “đọc” đ­ược tâm hồn, những ­ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con ng­ười. Từ đó tác giả cảm nhận đ­ược một chân lí hiển nhiên và sâu xa:

                             Ôi đất n­ước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,

                             Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

         Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nư­ớc và giữ nư­ớc của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi ng­ười đều nhớ, mà tr­ước hết nhắc đến vô vàn những con ngư­ời bình th­ờng, vô danh, những ng­ười “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nh­ng chính họ đã làm ra đất n­ước”.

          Đất nư­ớc còn đư­ợc cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những ph­ơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là ngư­ời sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là ng­ười sáng tạo và l­ưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã đư­ợc kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất n­ước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất n­ước của nhân dân”.

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết” a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu...
Đọc tiếp

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”

a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?

c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

1
19 tháng 10 2017
  • Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
    • Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
    • Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
    • Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
    • Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
    • Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
    • Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
      • Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
      • Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
      • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
  • Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
    • Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
    • Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
  • Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
    • Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
    • Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
    • Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
25 tháng 10 2021

Nhận định về đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 viết: “Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của nhân dân”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau:

“…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

 

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

(Trích “Đất Nước” – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)

25 tháng 10 2021

Đây nhek ngồi chép 

13 tháng 11 2021

Nhận định về đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 viết: “Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của nhân dân”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau:

“…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

 

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

(Trích “Đất Nước” – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)