K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Hai câu thơ cuối bài thơ tạo được một tiếng động duy nhất:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Sự xuất hiện của tiếng động không phá vỡ sự tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.

Đáp án cần chọn là: D

18 tháng 8 2018

Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )

Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )

Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )

Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )

Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)

 

Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)

Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)

Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )

16 tháng 7 2018

- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.

- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.

17 tháng 6 2017

Đáp án A

31 tháng 10 2019

a, Từ lá được dùng theo nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, mặt có gân lá

b, Từ lá được hiểu theo nghĩa chuyển:

- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá chỉ các bộ phận trong cơ thể con người

- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: chỉ các sự vật bằng giấy

- Lá cờ, lá buồm: chỉ vật làm bằng vải

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ vật làm bằng kim loại

- Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa: trong các từ trên tuy trường nghĩa khác nhau, nhưng đều dùng với các vật có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt, bề mặt như lá cây.

4 tháng 11 2021

cảm ơn bạn

 

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau :Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu.Nước biếc trông như từng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào.Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.Một tiếng trên không, ngỗng nước nào ?Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.( Thu vịnh- Nguyễn Khuyến – NXB Văn học- 2015- tr.48)Câu 1: ( 0.5 điểm )Nêu phương thức biểu đạt của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau :

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu.

Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào ?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

( Thu vịnh- Nguyễn Khuyến – NXB Văn học- 2015- tr.48)

Câu 1: ( 0.5 điểm )Nêu phương thức biểu đạt của văn bản trên ?

Câu 2 : ( 1.0 điểm) Hình ảnh mùa thu được nhà thơ miêu tả qua các từ ngữ, các hình ảnh thơ nào trong văn bản trên ?

Câu 3 : ( 2.5 điểm) Giải thích ý nghĩa của từ “ thẹn ” trong câu thơ sau : “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Vì sao tác giả lại hổ thẹn khi thấy mình không bằng Đào Tiềm- một vị quan thanh liêm đã từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn để giữ được sự trong sạch, thanh cao của mình?

Câu 4 : ( 6.0 điểm )Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 200 chữ ) để nêu cảm nhận của em về tâm sự của Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh.

1
3 tháng 11 2021

cho e xin đáp án câu 1 ạ

 

27 tháng 11 2017

1. Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2. Thân bài:

- Khổ 1

   + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

   + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Nghệ thuật:

   + Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).

   + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài: Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.