K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2019

a, Từ lá được dùng theo nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, mặt có gân lá

b, Từ lá được hiểu theo nghĩa chuyển:

- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá chỉ các bộ phận trong cơ thể con người

- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: chỉ các sự vật bằng giấy

- Lá cờ, lá buồm: chỉ vật làm bằng vải

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ vật làm bằng kim loại

- Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa: trong các từ trên tuy trường nghĩa khác nhau, nhưng đều dùng với các vật có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt, bề mặt như lá cây.

4 tháng 11 2021

cảm ơn bạn

 

18 tháng 8 2018

Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )

Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )

Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )

Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )

Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)

 

Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)

Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)

Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )

24 tháng 9 2021

Điệp ngữ: cái hoa trong lá, mầm, cây, như.

So sánh: rộng như trời, ngàn năm như ru.

24 tháng 9 2021

BPTT: So sánh

Tác dụng: Cho thấy ước mơ lớn khi còn bé của con người

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng có ý nghĩa:

- Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

- Hình ảnh lá cờ là hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới

5 tháng 8 2018

=> Đáp án C

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Cụm từ “hơn một loài hoa’ được dùng để chỉ sự tàn phai của hoa lá. Cách nói này giúp chúng ta cảm nhận được ít nhiều những bước chảy trôi của thời gian, của thiên nhiên đất trời. Câu thơ gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng, qua đó thể hiện nỗi buồn trong lòng thi sĩ. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp, vậy mà, khi mùa thu tới, nó lại nhanh chóng tàn phai. Sự biến mất của cái đẹp để những tiếc nuối trong lòng mỗi người. Những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự chậm rãi, gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá để thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. Thời tiết cũng được Xuân Diệu nhắc đến qua chi tiết “run rẩy rung rinh”, cụm từ mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống theo dòng chày thời gian. Cảm nhận bằng tất cả các giác quan, Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh thu đầy mong manh của lòng mình.

                          Chiếc láChim sâu hỏi chiếc lá:- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?-Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.- Thật như thế sao?...
Đọc tiếp

                          Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

-Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

-Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

                                                                   ( Tác giả - Trần Hoài Dương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu: “Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?”

Câu 3. Anh(chị) rút ra được thông điệp gì qua câu trả lời của chiếc lá: “- Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.”

PHẦN II: LÀM VĂN

 Câu 1. Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn  ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) nêu suy nghĩ của mình về vẻ đẹp cần có của mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 2.

Cảm nhận đoạn thơ sau:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục-2006, tr.39)

 

                                           ................ HẾT  ..................

 

1
2 tháng 4 2022

1. tự sự

2. nhân hóa: bác gió rì rầm kể chuyện

3.Thông điệp: hãy hoàn thành trọn vẹn bổn phận của mình. Như vậy là đã cống hiến, góp phần làm đẹp cho đời