K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Bà hay kể cho tôi nghe về sự bao dung của cây bao la tỏa hết mình cho bóng râm xòe mát lòng người qua ngõ.Ai đó có 1 nõi buồn, cứ về đứng hát dưới hàng cây sẽ thấy longf nhẹ nhàng thanh thản đi qua ,lỗi lầm hóa ra nhẹ nhàng thanh thản đi qua,lỗi lầm hóa ra nhẹ nhàng , như chiếc lá vàng giữa vòm lá xanh tốt đẹp của cuội sống . Bố hay kể tôi nghe về cây với niềm tự hào ghê lắm ,cây cùng bố lớn lên,kiên nhẫn...
Đọc tiếp

"Bà hay kể cho tôi nghe về sự bao dung của cây bao la tỏa hết mình cho bóng râm xòe mát lòng người qua ngõ.Ai đó có 1 nõi buồn, cứ về đứng hát dưới hàng cây sẽ thấy longf nhẹ nhàng thanh thản đi qua ,lỗi lầm hóa ra nhẹ nhàng thanh thản đi qua,lỗi lầm hóa ra nhẹ nhàng , như chiếc lá vàng giữa vòm lá xanh tốt đẹp của cuội sống .

Bố hay kể tôi nghe về cây với niềm tự hào ghê lắm ,cây cùng bố lớn lên,kiên nhẫn và bình tĩnh đơm hoa, kết quả như nỗi thăng trầm cuộc sống của con người.Bố còn nói, cây kiêu hãnh và tự trọng vươn mình ra giông gió để gội mk sạch sẽ.Mỗi con người cũng vậy, có vui buồn, có thử thách và có thành công...

Một ngày khác, mẹ kể rằng ngày xưa hay trèo lên trạc 3 cây ổi,vắt véo nhìn ra thế giới xa xăm. Ôi hóa ra mình nhỏ bé quá, hóa ra có những điều vượt qua mới thấy nó kì diệu, thật lớn lao.Mẹ bảo rằng cây gắn liền với đất,vs gió mưa vs cội nguồn , như ta vs bạn bè ,vs người thân làng xóm.Hãy yêu thương và tuej hào về những gì mk có bởi cuộc sống thật đáng có ....

Tôi học từ mẹ,bà,ba,và từ cây để lớn lên"

(trích từ khám phá triết lí của cây_ nguyễn hữa tôn

1) xác định phong cách ngôn ngữ của vb

2)xác định và nêu BP tu từ

3) vì sao tác giả cho rằng ", cây kiêu hãnh và tự trọng vươn mình ra giông gió để gội mk sạch sẽ.Mỗi con người cũng vậy, có vui buồn, có thử thách và có thành công..."

4) viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản

1
7 tháng 3 2019

1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Đoạn văn sử dụng phép nhân hóa: "sự bao dung của cây", cây "kiên nhẫn và bình tĩnh đơm hoa", cây "kiêu hãnh và tự trọng vươn mình",...

=> Tác dụng: dùng những tính từ vốn tả người để tả cây, thực chất, tác giả muốn khắc sâu sự hiện diện và gắn bó của cây trong cuộc sống của tác giả.

3. Câu nói cho thấy sự quan sát và chiêm nghiệm của tác giả bởi: đời cây cũng như đời người, nếu muốn trưởng thành, cứng cỏi thì cần phải biết chấp nhận thử thách, vượt qua mọi khó khăn => cuộc đời cũng có lúc thăng lúc trầm, cái cây kiêu hãnh và tự trọng thì con người cũng có thể ứng xử như vậy trước cuộc đời. Để cuộc đời mỗi người có thể trở thành "hàng cây đứng tuổi" hay "Đời phải trải qua giông tố nhưng được cúi đầu trước giông tố" (Đặng Thùy Trâm)

4. Văn bản thông qua việc nêu ra những phẩm chất của cây đã gián tiếp đưa ra lời khuyên cho mỗi người trong cuộc đời. Cần phải biết chấp nhận thử thách và vượt qua chính mình bằng thái độ tích cực lạc quan nhất để có thể trưởng thành, trở nên cứng cỏi. Hình tượng một cây con non nớt trước giông bão nhưng vẫn trải qua bao giông bão để rồi năm tháng qua đi, trở thành cây cao sừng sững giữa trời đã để lại bài học sâu sắc về đời người và thái độ tiếp nhận cuộc sống...

10 tháng 3 2019

không phải là phong cách ngôn ngữ chính luận à bạn @@

11 tháng 12 2019

1 : Biểu cảm

2 : Phép đối

11 tháng 12 2019

bạn có đáp án bài này chưa ạ

2 tháng 5 2019

3)- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

4) Gợi í

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

-Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

-Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

- Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

12 tháng 9 2019

Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

Bên bờ sông Hudson ở New York, cách lăng mộ của vị Tống thống đời thứ 18 của nước Mỹ Ulysses S. Grant chưa tới 100 mét, có một ngôi mộ của một cậu bé. Bên cạnh ngôi mộ có một tấm biển bằng gỗ, ghi lại một câu chuyện như sau: Ngày 15 tháng 7 năm 1797, có một cậu bé 5 tuổi bất hạnh bị rơi xuống vách núi và tử vong. Cha mẹ cậu bé vì quá đau thương, tuyệt vọng nên đã xây một ngôi mộ ngay ở cạnh nơi...
Đọc tiếp

Bên bờ sông Hudson ở New York, cách lăng mộ của vị Tống thống đời thứ 18 của nước Mỹ Ulysses S. Grant chưa tới 100 mét, có một ngôi mộ của một cậu bé. Bên cạnh ngôi mộ có một tấm biển bằng gỗ, ghi lại một câu chuyện như sau: Ngày 15 tháng 7 năm 1797, có một cậu bé 5 tuổi bất hạnh bị rơi xuống vách núi và tử vong. Cha mẹ cậu bé vì quá đau thương, tuyệt vọng nên đã xây một ngôi mộ ngay ở cạnh nơi cậu bé đã qua đời. Sau đó vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn, cha cậu bé đã bất đắc dĩ phải chuyển nhượng mảnh đất này, tuy nhiên, bản hợp đồng có kèm theo một yêu cầu đặc biệt cho người chủ mới: hãy vĩnh viễn lưu giữ lại phần đất nơi đặt ngôi mộ của cậu bé. Người chủ nhân mới đồng ý với điều kiện này và viết nó vào trong điều khoản hợp đồng. 100 năm qua đi, mảnh đất này chuyển đổi bán cho rất nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được giữ nguyên ở đó. Năm 1897, mảnh đất được lựa chọn để đặt làm lăng mộ yên nghỉ của Tổng thống Ulysses S. Grant, nhưng điều khiến nhiều người xúc động hơn nữa là mộ phần của cậu bé vẫn được giữ lại ở đó và trở thành lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant. Lại 100 năm nữa qua đi, đến tháng 7 năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 100 năm nhân ngày xây dựng lăng mộ của Tổng thống Grant, thị trưởng thành phố New York đã tới đây để tưởng nhớ ông đồng thời cho tu sửa lại phần mộ của cậu bé. Chưa dừng lại ở đó, ông còn đích thân tự tay viết câu chuyện này lên phần mộ của cậu bé để nó có thể lưu truyền lại đời đời cho hậu thế. Một hợp đồng kéo dài 200 năm đã cho chúng ta thấy một đạo lý làm người rất đơn giản: Khi đã hứa, nhất định phải giữ lời.

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2:Chi tiết mảnh đất được chuyển đổi bán cho rất nhiều người trong vòng 2000 năm nói cho anh/chị điều gì về một cộng đồng xã hội?

Câu 3:Lí giải phương án lựa chọn của anh chị khi bàn về vinh dự trong câu chuyện trên:

-Cậu bé 5 tuổi vinh dự vì được là ''hàng xóm'' với tổng thống Ulysess S.Grant, trong nơi an nghỉ vĩnh hằng.

-Tổng thống Ulysess S.Grant vinh dự vì được là hàng xóm của một cậu bé vô danh bất hạnh.

-Ý kiến khác.

Câu 4:Thông điệp ''Khi đã hứa, nhất định phải giữ lấy lời'' có phải là điều duy nhất được gửi gắm trong câu chuyện này không?

Mọi người có thể giúp em được không ạ?Em xin hứa em sẽ tích đầy đủ ạ!Em cảm ơn!Lát nữa em phải nộp bài rồi ạ!

0
Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện - làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi trong bệnh viện. Trong nghề y, rửa tay đúng...
Đọc tiếp

Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện - làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi trong bệnh viện. Trong nghề y, rửa tay đúng cách có thể mang lại tác động và ý nghĩa to lớn. Để cải thiện chất lượng bệnh viện, giải pháp quan trọng nhất lại là biện pháp dễ thực hiện nhất: sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân… Mỗi khi nhà nước ra các chỉ thị chống dịch, đa số người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng không phải tất cả. Còn những người vẫn cố gắng nấn ná miễn được việc cho mình. Có người vẫn đưa người lậu qua biên giới chỉ vì vài triệu đồng, cố ra đường giải quyết công việc khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà; hay có những việc nhỏ như vứt bừa khẩu trang bẩn xuống vệ đường, nhổ nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu... Có người còn không nỡ bỏ vài cuộc vui. 5K dán khắp mọi nơi, nhưng vẫn có người thiếu tự giác thực hiện. Mỗi người nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ không biến thành thất bại tập thể. Y học có phát triển đến đâu mà hành vi của con người không tiến bộ theo, đất nước đó không thể văn minh. (Trích Tham lam và sợ hãi, VnExpess.vn, Trần Văn Thuấn, ngày 11/5/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y tế là gì?

Câu 3. Theo em, người dân cần chấm dứt ngay những việc nào được liệt kê trong văn bản?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt”. Tại sao? Câu 5. Thông điệp mà anh/chị nhận được từ văn bản đọc hiểu trên? Hãy viết thành đoạn văn ngắn (khoảng 5-8 câu).

1
23 tháng 4 2022

1.PTBD:Nghị luận

2.Theo tác giả,giải pháp nhỏ có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y tế là:

-những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt

-Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn  làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân

3.

Người dân cần chấm dứt:

-cố ra đường giải quyết công việc khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà

-vứt bừa khẩu trang bẩn xuống vệ đường

-nhổ nước bọt

-kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu

4.

Em có đồng ý

Vì nếu chúng ta sơ ý không làm 1 việc hay công đoạn nào đó trong lĩnh vực y tế , dù chỉ là 1 việc nhỏ thôi thì nó cũng mang lại những hậu quả không móng muốn , nó có thể làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và cả chính bản thân mình.

5.

Thông điệp:

Hiện tại dịch covid -19 đang rất căng thẳng nên chúng ta phải thực hiện đúng quy tắc các biện pháp phòng chống covid mà bộ y tế đưa ra.Không nên chống đối hay khinh thường trong việc phòng chống dịch . Nếu  chúng ta "nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ không biến thành thất bại tập thể".Nếu chúng ta không có ý thức thì dù y học phát triển đến đâu thì con người và cả đất nước cũng không thể phát triển theo được.

 

23 tháng 4 2022

có mấy câu tớ lấy 1 ít trên văn bản nên đặt trong "  " 

GỢI Ý
- Niềm tin: là tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống. Đạo lí là những cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức ở đời.
- Bàn luận:
+ Niềm tin và đạo lí sẽ mang đến cho con người bản lĩnh vững vàng, sức mạnh để đương đầu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách - như con tàu lớn không ngại sóng gió. Để có được niềm tin và đạo lí, mỗi con người phải học cách nhận thức vê bản thân và cuộc đời; phải biết suy ngẫm để lựa chọn một con đường đúng đắn; biết tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện tri thức và nhân cách...( dẫn chứng thực tế)
+ Phê phán những người đánh mất niềm tin và làm những điều trái với đạo lí
- Bài học nhận thức và hành động

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…