K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Ý nghĩa: họ và thiên nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, “đợi mưa” tượng trưng cho niềm tin và hy vọng trong mỗi con người. Còn “đảo Sinh Tồn” thì đại diện cho những khó khăn, trắc trở mà chúng ta có thể sẽ gặp phải trên đường đời. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có niềm tin và hy vọng để vươn lên không ngừng, tiếp tục sống và cống hiến giá trị cho đời.

16 tháng 9 2023

- Những hình ảnh: Mái chùa cong veo,…

- Âm thanh: chim líu lo rót mật, tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ

=> Tạo ra cảm giác bình yên, thanh tịnh vô cùng, gần gũi như đã gắn bó từ lâu.

15 tháng 9 2023

Hình ảnh minh họa hỗ trợ cho việc thể hiện ý tưởng của toàn đoạn

22 tháng 6 2017

Nguyên Hồng đã nói về kí ức tuổi thơ của mình với người mẹ, và nhiều hình ảnh đã gắn bó với tuổi thơ của ông, đủ để ông thăng hoa và sáng tác lên những tác phẩm hay và trong đó bài trong lòng mẹ ông đã nói về những kí ức tuổi thơ của chính cuộc đời mình.

Trong tác phẩm tác giả đã kể lại những kí ức tuổi thơ của một cậu bé tên Hồng, những hình ảnh của cậu bé này thật bất hạnh nhưng lại có những kí ức đẹp về người mệ của mình, hình ảnh đó đã khắc hạo sâu sắc trong tim mỗi người, khi đọc xong những trang sách đó chúng ta ngày càng thấu hiểu được tình yêu thương mà người con đã dành cho người mẹ của mình. Sự bất hạnh của cậu bé trong kí ức tuổi thơ đó là sự mất mát về người thân, cha của cậu mất sớm, mẹ của cậu phải chị những đau đớn tủi hổ, khi bị người nhà bên nội hắt hủi, không thể chịu nỗi những giây phút đó nên mẹ đã quyết định ra đi để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, những hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc trong tim của tác giả. Mỗi khi nhớ lại những kí ức tuổi thơ đó tác giả không ngừng nhớ thương tới người mẹ của mình.Hình ảnh khắc họa những cảm xúc yêu thương và điều đó đã khắc họa trong tâm hồn của tác giả nhiều những kí ức tuổi thơ của mình.

Những hình ảnh tuổi thơ của tác giả đã được thể hiện sâu sắc trong bài viết, những hình ảnh đó đã tác động sâu sắc đến những kí ức của đứa trẻ này, tuổi thơ đã không được may mắn như những đứa trẻ khác nhưng cậu bé đã cố gắng yêu thương người mẹ của mình hết sức của mình, những hình ảnh đó đã làm cho cậu thấu hiểu và yêu thương người mẹ của mình hơn, cha mất do nghiện ngập, và cậu cũng là một người con nhưng không phải do tình yêu của cha và mẹ tạo ra những điều đó đã nằm trong kí ức của tác giả, những hình ảnh đó khắc họa sâu sắc trong tâm hồn của người, những hình ảnh khác cũng làm cho tác giả thấu hiểu và có nhiều cảm xúc yêu thương hơn, khi bà cô ra sức nói những lời nhằm biệt thị mẹ của cậu, thì cậu bé vẫn không hề thay đổi tình cảm của mình, tình yêu thương đó đã làm cho cậu có những hoài niệm sâu sắc hơn, những tình yêu thương đó mang những cảm xúc riêng biệt, nó mang những nỗi nhớ và những thương cảm sâu sắc đối với mẹ mình.

Tình yêu thương của người con đối với mẹ không thể đo đếm bằng cái gì những tình yêu đó xuất phát từ trái tim của tác giả, trong nỗi nhớ thương đó đã làm sống lên niềm tin về người mẹ của mình, nhiều những hình ảnh đã khắc họa sâu sắc trong tâm hồn của người, mang những nỗi nhớ và những hình ảnh đó mang trong người của tác giả từ những kí ức tuổi thơ nhất, những hình ảnh khác cũng khắc họa sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những điều đó làm nên những trang văn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng của tác giả, những nỗi nhớ thương mà tác giả đã thể hiện trong tình yêu của mình với người mẹ đó là khoảnh khắc cuối câu chuyện khi người mẹ trở về người con đã không che dấu cảm xúc của mình mà đã lên cất những tiếng giọng gọi: mẹ mơi, mợ ơi, mợ ơi… những điều đó đã làm cho người đọc thấu hiểu được tình yêu mẹ bao la vô bờ bến đó, những tình cảm chân thành đã được người con thể hiện thật tha thiết, những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm đã làm nổi bật lên những điều đó.

Tình yêu thương và sự nhớ mong về người mẹ đã làm nổi bật lên trong cao trào này, những cảm xúc đã được dồn nén trong tác giả bấy lâu nay đã được thể hiện thật đặc sắc và chi tiết nó không chỉ thể hiện những nỗi nhớ mong mà còn mang những điều lớn lao và tuyệt vời nhất trong tình yêu thương đó, một lòng tin yêu và thương, trong những nỗi nhớ mong đó đã thể hiện được sâu sắc trong tâm hồn của người, những tình yêu đó được thể hiện sâu sắc trong mỗi tác phẩm, những nhịp điệu nhẹ nhàng và tình tứ cũng đã thể hiện thật sâu sắc trong đoạn trích này, tác giả rất thành công khi ghi nhớ lại rất nhiều những hình ảnh của kí ức tuổi thơ của chính mình, những hình ảnh với người mẹ và những tình cảm chân thành của người đã dành cho những người mẹ đó, từ những điều đó chúng ta mới thấu hiểu được tình mẫu tử thật sâu sắc.

Đoạn trích đã thể hiện được sâu sắc tình yêu của người con đối với người mẹ của mình, những tình cảm chân thành đó đã được tác giả thấu hiểu và có những lòng nhân ái bao dung độ lượng cho những con người có những nỗi nhớ mong và luôn tin tưởng vào người mẹ hiền của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.

16 tháng 9 2023

Chuẩn bị:

- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân

- Báo cáo tiến độ thực hiện

- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện

- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)

Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

16 tháng 9 2023

Vai trò của hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

30 tháng 1 2018

- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
Sự so sánh khiến cho bộ phim trở nên nổi bật và khác biệt so với những phim khác cùng đề tài.

 

2 tháng 7 2018

Đoạn 2 và đoạn 3 là những đoạn hay nhất trong bài thơ. Từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu thơ trong 2 đoạn này là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cảnh dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ da diết đến đớn đau của con hổ. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về cái thuở “ngày xưa” ấy được diễn tả bằng các từ ngữ được lặp di lặp lại nhiều lần : nhớ, nào đâu, đâu những; bằng tiếng than u uất với 1 thán từ và câu hỏi đầy nuối tiếc “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. H/ả núi rừng đại ngàn hoang vu, hùng vĩ hiện ra qua các h/ả chọn lọc : bóng cả, củi già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn... H/ả “những đêm vàng bên bờ suối” và con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” là 1 h/ả vừa hoang dại, vừa diễm lệ, huyền ảo, đầy chất thơ. H/ả “những chiểu lênh láng máu sau rừng" và con hổ “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là h/ả vừa man rợ vừa kiêu hùng. Trên cái nền cao cả và âm u ấy là h/ả con hổ oai phong, lẫm liệt. H/ả ấy đc diễn tà bằng những từ ngữ mạnh, sắc : tung hoành, hống hách, dõng dạc, đường hoàng, cuộn, quắc... Trong 2 đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt, sắc thái nghĩa trang trọng của lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc họa đậm nét hơn sự cao cả, lớn lao, phi thường của núi rừng và con hổ.

Nhạc điệu bài thơ phong phú, giàu sức biểu cảm, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng.