K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

a. Trợ từ: “ư” => thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật

b. Trợ từ: “à” => diễn tả một việc đó đã diễn ra rất nhiều lần, đến chán nản

c. Trợ từ: “ạ” => sự kính cẩn, lễ phép

d. Trợ từ: “đến” => diễn tả một việc gì đó vượt ngoài khả năng

=> Chức năng: bổ nghĩa, nhấn mạnh

16 tháng 9 2023

a. Thán từ: A!

Trợ từ: à

b. Trợ từ: chứ, cả

c. Thán từ: ạ

16 tháng 9 2023

a. Thán từ: Ớ này! => chức năng gọi đáp

b. Thán từ: ồ ồ => chức năng bộc lộ cảm xúc

c. Thán từ: Ô kìa => chức năng gọi đáp

16 tháng 9 2023

Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “Loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.

NG
15 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn của câu “Con gà sống lớn để riêng cho thầy” thể hiện tên thầy bói hành nghề mê tín, lợi dụng sự non nớt cả tin của mọi người để kiếm chác.

b. Nghĩa hàm ẩn của câu “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả” thể hiện sự ngu dốt, thiếu hiểu biết, học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.

16 tháng 9 2023

- Thán từ: quá, ơi, lắm, ôi, Chao ôi. => Thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên, tức giận của các nhân vật

- Trợ từ: a, ạ, đấy, tất cả, này, à, ư => Bổ sung và nhấn mạnh điều được nói đến trong lời thoại

14 tháng 9 2023

Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.

NG
14 tháng 9 2023

Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.

- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thay tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.

16 tháng 9 2023

Văn bản

Chủ đề

Thủ pháp gây cười

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Văn bản khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học làm sang, tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

- Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán thói ngu dốt học đòi làm sang

- Nghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

Cái chúc thư

Văn bản khắc họa tính cách tham lam của những con người hám của, hám vật chất vì tiền mà có thể làm tất cả.

Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách tham lam của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.

Thuyền trưởng tàu viễn dương

Văn bản khắc họa bệnh sĩ của một người kém hiểu biết nhưng lại mắc bệnh sĩ.

Tình huống truyện về “bệnh sĩ” vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.

14 tháng 9 2023

a. Tác dụng: thể hiện đặc điểm cẩn thận và khôn ngoan của nhân vật nữ được nhắc đến.

b. Tác dụng: thể hiện đặc điểm hành động ăn cắp ví tiền của nhân vật ăn cắp được nhắc đến.

- Tóm tắt:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt văn bản

Lời giải chi tiết:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viễn thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.