K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

Ngày đến trường là muôn vàng kí ức

Tuổi học sinh là lứa tuổi ngàn thơ

Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô iu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nổi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong uớc 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bở ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc. Cuộc đời người học sinh chẵng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nổi niềm thầm kín. Đời học sinh là phải thế, là phải được tận hưởng là phải đc vui chơi nhưng phải đc đừng lại ở những phút giây nào đó đễ hòa cùng lời giảng của thầy cô lời ân cần quan tâm mà ko cần đền đáp chỉ mong mỗi 1 mơ ước đưa lũ “trò” của mình đến được những bến bờ tương lai tươi đẹp.

Thầy cô ôi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô ôi làm sao có thể kể hết đc. Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mong bị lạc trên đường về. Những luồng sáng fát lên ánh sáng đem đến những niềm trao dâng cho biết bao người đi biễn khi đối mặt với những cơn bảo giông dữ dội.

Thầy cô cũng thế, họ đã rọi lối và dõi theo từng bước của đàn con. Một lũ học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng yêu và tràn đầy trong tim nhiệt huyết một niền tin. Dù đi đâu về đâu thì mãi mãi và mãi mãi người học sinh vẫn được thầy cô, những ngọn hải đăng cao cả luôn tỏa sáng và vẩn thầm mong cho chúng em đến đc bờ bên kia tri thức.

Khó có gì sánh đc, có gì có thể quý báu hơn đc “hải đăng” những ngọn đèn đã che chắn sưởi ấm tìm lối cho chúng em. Ôi cảm phục biết bao, trân ttrọng biết bao những tình cảm của thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm được những bến bờ mơ ước.

Không gì đền đáp đc cái công lao to lớn ấy. chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin dăng gởi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành & sâu sắc nhất.

Chúc tất cả thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để có thể soi sáng con đường tri thức cho chúng con.

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay giỏi phải yêu lấy thầy


 

17 tháng 11 2016

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng… Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.

Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên… Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ của mình?

Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Ngày 20/11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người c­­­ha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người.

Đối với những học trò xa xứ như chúng ta một bó hoa dâng tặng cho thầy cô trong ngày này chắc có lẽ là hơi khó, nhưng những món quà tinh thần bằng thơ văn hay một chút vật chất thì chắc có lẽ là không khó lắm đối với mỗi người trong chúng ta!

Nhân ngày 20/11, chủ đề … xin gởi đến các bạn những bài thơ văn về thầy cô giáo để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này, đồng thời cũng để nhắc nhở rằng: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.

Chúc bn hc tốt!

1 tháng 11 2017

Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô yêu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nỗi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong ước 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bỡ ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc.

Cuộc đời người học sinh chẳng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nỗi niềm thầm kín. Đời học sinh là phải thế, là phải được tận hưởng là phải được vui chơi nhưng phải được đừng lại ở những phút giây nào đó để hòa cùng lời giảng của thầy cô lời ân cần quan tâm mà ko cần đền đáp chỉ mong mỗi 1 mơ ước đưa lũ “trò” của mình đến được những bến bờ tương lai tươi đẹp

1 tháng 11 2017

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi không để ý tới những gì xung quanh nó. Thầy cô là người cảm nhận rõ nhất. Thời gian trôi đi là những ngày thầy vất vả dạy dỗ đàn em thơ, nâng niu từng nét chữ, khuyên răn trò từng lời…

Những canh thâu không ngủ, thức trắng đêm bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bục giảng để rồi mai kia chứng kiến lớp lớp học trò trưởng thành là hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Và lúc đó, theo bước chuyển nhịp của cuộc sống bất chợt, chúng ta nhớ đến thầy cô mài trường, nhớ đến cái nôi đã đào tạo chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Công ơn đó to lớn biết bao, cao cả biết nhường nào.

19 tháng 12 2022

1)

Đoạn văn:

Vì lẽ "sống cống hiến cho đời", em hiểu rằng ai trong chúng ta có mặt trên Trái đất này đều cần có một ước mơ. Em cũng vậy, ước mơ của em là được đứng trên bục giảng cầm phấn. Với em, đó là nghề nghiệp vô cùng cao quý, ban phát biết bao điều hay cho những thế hệ trẻ mai sau. Em rất thích nghề nghiệp này, do đó em luôn cố gắng học hành thật giỏi.

2) tận 6 dòng thơ lục bát, hs sao lm nổi.

19 tháng 12 2022

ai biết đâu cô mình cho đề vậy

 

11 tháng 11 2018

20/11 em xin chúc các thầy cô công tác tốt lương cao và đạt nhiều thành tích cao

11 tháng 11 2018

lời ngỏ là gì?

8 tháng 11 2016

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.

Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.

8 tháng 11 2016

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.

Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.

Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!

Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.

Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.

Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu

Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.

Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.

Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.

Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".

Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể

nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".

Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.

Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.

Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.

2 tháng 11 2017

ngỏ để chuc thầy cô hả

3 tháng 3 2021

       Đợi mãi mới đến...

    20 - 11

             Học sinh ra chợ

          Hiếm lắm đó nhớ

          Chẳng biết tại sao ?

        À à xít quên

               20 - 11

       Đi thui hông mụn

      Chọn vài món quà

      Tặng cho thầy cô

      Ô sao bất bình

      Mình bất thình lình

      Tim đập như điên

     Thiên thần ko biết

     Vì sao lạ zợ ?

      Chắc là hồi hộp

    Thôi thôi bỏ qua

Chuyện bây giờ là

     Chúc mừng thầy cô.

          

20 tháng 7 2018

Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em chia nhau, người thì lau bảng, người thì lau bàn ghế, người thì lau cửa kính, người thì quét lớp, người thì tưới luống hoa riêng của lớp. Khi chúng em làm xong mọi việc thì tiếng trống cũng vang lên gọi mọi người mau ngồi vào bàn học.

20 tháng 7 2018

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

15 tháng 4 2019

Tự chủ là thời kỳ đầu khôi phục lại nền độc lập của Việt Nam đầu thế kỷ 10 sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này, người Việt đã tự cai trị lãnh thổ nhưng chưa xưng làm vua, và chưa đặt quốc hiệu. Bề ngoài, Việt Nam vẫn là một phần lãnh thổ của "thiên triều" phương Bắc ở Trung nguyên với tên gọi "Tĩnh Hải quân" và người đứng đầu chỉ nối tiếp nhau làm chức Tiết độ sứ như một quan cai trị của Trung Quốc trước đây. Thời kỳ tự chủ bắt đầu từ khi họ Khúc nổi dậy nắm quyền thay các Tiết độ sứ người Trung Quốc (905) và kết thúc khi Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đánh thắng quân Nam Hán, lập ra nhà Ngô (938).

15 tháng 4 2019

Tự chủ là thời kỳ đầu khôi phục lại nền độc lập của Việt Nam đầu thế kỷ 10 sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này, người Việt đã tự cai trị lãnh thổ nhưng chưa xưng làm vua, và chưa đặt quốc hiệu. Bề ngoài, Việt Nam vẫn là một phần lãnh thổ của "thiên triều" phương Bắc ở Trung nguyên với tên gọi "Tĩnh Hải quân" và người đứng đầu chỉ nối tiếp nhau làm chức Tiết độ sứ như một quan cai trị của Trung Quốc trước đây.

Thời kỳ tự chủ bắt đầu từ khi họ Khúc nổi dậy nắm quyền thay các Tiết độ sứ người Trung Quốc (905) và kết thúc khi Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đánh thắng quân Nam Hán, lập ra nhà Ngô (938).

Tới đầu thế kỷ X, Việt Nam đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi nhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tồn tại được 60 năm thế kỷ VI, Việt Nam nằm dưới quyền cai trị của nhà Tùy và nhà Đường từ năm 602. Những cuộc nổi dậy chống lại của người Việt trong hơn 300 năm đều không thành công hoặc tồn tại ít lâu lại bị người phương Bắc trấn áp.

Từ sau loạn An Sử[1](756-763), nhà Đường bị suy yếu do các phiên trấn địa phương nổi dậy không thần phục triều đình. Tới cuối thế kỷ 9, nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt, khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) làm triều đình nhà Đường càng thêm suy yếu.

Sau khi quân Nam Chiếu bị đánh bật ra (866), Việt Nam được đổi tên từ "An Nam đô hộ phủ" ra "Tĩnh Hải quân", không còn là "thuộc địa", "ngoại vi" như "An Tây", "An Đông", "An Bắc" mà đã ngang hàng với các đơn vị hành chính khác của Trung Quốc khi đó. Nhưng điều đó cũng không ràng buộc được Việt Nam chặt hơn với Trung Quốc.

Đầu thế kỷ X, nhà Đường rơi vào tay quyền thần Chu Ôn, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Năm 905, ở Tĩnh Hải quân, Tiết độ sứ Độc Cô Tổn mới sang đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Tổn lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. Tĩnh Hải quân do đó không có người cai quản.

Xin mệnh nhà Đường, củng cố nội chính[sửa | sửa mã nguồn]

Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[2], được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ, mở đầu thời kỳ họ Khúc cầm quyền trong giai đoạn Tự chủ của lịch sử Việt Nam.

Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.

Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị. Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương, công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Khúc Hạo là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng.

Thời nhà Hậu Lương (907-923)

Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi". Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

Sự chiếm đóng của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm về nội dung này tại: Khúc Thừa Mỹ

Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm907. Nhưng qua năm sau, vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ", ý muốn cho Ẩn cai trị luôn Việt Nam.

Khi Quảng Châu mạnh lên, tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm (lên thay từ năm 911) bèn xưng đế, lập ra nước Nam Hán, một trong Mười nước thời Ngũ Đại.

Cuối năm 917, Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mỹ lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Ông không tiếp tục chính sách "khoan thứ sức dân" mà Khúc Hạo đã áp dụng. Nhân dân tại Tĩnh Hải quân phải lao dịch nặng nề, do đó sự ủng hộ với họ Khúc không còn được như trước.

Về đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở Trung nguyên mà gây hấn với nước Nam Hán liền kề. Năm 919, theo lời khẩn cầu của Khúc Thừa Mỹ, vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh ban tiết việt và phong ông làm Tiết độ sứ Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ chủ quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung nguyên có thể kìm chế được Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "ngụy đình". Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân.

Do mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước, nhà Hậu Lương thừa nhận ông cũng sắp bị diệt vong lại ở quá xa càng không thể hỗ trợ được gì, Khúc Thừa Mỹ đơn độc và bị thua trận. Ông bị quân Nam Hán bắt đưa về Phiên Ngung. Vua Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu. Các nguồn sử liệu nói khác nhau về thời điểm Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân: 923 hoặc 930.

Dương Đình Nghệ đánh đuổi Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm về nội dung này tại: Dương Đình Nghệ

Một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ, người Ái Châu (Thanh Hóa) không thần phục Nam Hán. Ông tập hợp lực lượng ở quê nhà để chống lại.

Dương Đình Nghệ có hơn 3000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng, Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.

Để lung lạc ông, vua Nam Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm Thứ sử Ái châu. Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh bại Lý Khắc Chính, đánh đuổi Thứ sử Lý Tiến của Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo.

Dương Đình Nghệ làm chủ Tĩnh Hải quân, ông tự lập làm Tiết độ sứ. Ông là Tiết độ sứ thứ 4 trong thời Tự chủ. Sử sách không nói về việc cai trị của ông.

Tháng 4 năm 937, ông bị một tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, giết hại để cướp quyền. Theo Thiên Nam ngữ lục, Công Tiễn lấy cớ Đình Nghệ là người gây ra cái chết của chúa cũ Tĩnh Hải quân là Khúc Thừa Mỹ nên mới ra tay giết Đình Nghệ. Nhưng mọi người không tin theo.

Kiều Công Tiễn phản chủ bị giết[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm về nội dung này tại: Kiều Công Tiễn

Kiều Công Tiễn nắm lấy quyền bính, trở thành Tiết độ sứ thứ 5 thời Tự chủ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều cũng có chia rẽ về sự việc này. Con Công Tiễn là Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Công Chuẩn mang con nhỏ là Công Đĩnh về Phong châu, Công Hãn mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Chuẩn là Thuận theo giúp ông nội.

Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể Đình Nghệ - quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền đang trấn thủ Ái châu, tập hợp lực lượng ở đó và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc,... về theo. Công Tiễn bị cô lập, sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán. Tuy nhiên, vua Nam Hán rất chậm trễ trong việc cứu giúp Tiễn.

Tháng 4 năm 938, Ngô Quyền mang quân ra bắc, nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn. Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm.

Cuối năm 938, quân Hán do con Lưu Cung là Hoằng Tháo chỉ huy mới kéo sang Tĩnh Hải quân. Ngô Quyền đóng cọc nhọn dưới sông Bạch Đằng nhử quân Hán kéo vào, làm cho thuyền địch mắc cạn khi thủy triều rút xuống và đánh tan, giết chết Hoằng Tháo. Quân Nam Hán thua to, Lưu Cung phải từ bỏ ý định đánh Tĩnh Hải quân.

Ngô Quyền làm chủ Tĩnh Hải quân, không làm Tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô vương, lập ra nhà Ngô, bỏ hẳn sự ràng buộc với phương Bắc, dù chỉ là trên danh nghĩa.

Thời kỳ tự chủ từ năm 905 đến năm 938 kéo dài 33 năm, có 5 Tiết độ sứ.

Trong 5 Tiết độ sứ, chỉ có 2 vị được trọn vẹn, 2 vị bị giết vì tranh chấp nội bộ, 1 vị bị bắt làm tù binh của người phương Bắc.