K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bốn anh tài

   Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

   Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

   Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

   Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

   Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

(còn nữa)

TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀY

Chú thích:

- Cẩu Khây (tiếng Tày): chín chõ xôi.

- Tinh thông: hiểu biết thấu đáo, có khả năng vận dụng thành thạo.

- Yêu tinh: con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật và rất độc ác.

1. Cẩu Khây đã quyết định làm gì để cứu quê hương?

 Cậu quyết gây dựng lại làng mạc quê hương.
 Cậu quyết định lên đường diệt trừ yêu tinh.
 Cậu quyết vận động dân làng sinh sống tại quê hương.
 Cậu giúp đỡ người dân trồng trọ, xây cất nhà cửa.

2. Đến cánh đồng khô hạn, Cẩu Khây đã gặp ai?

 Lấy Tai Tát Nước
 Nắm Tay Đóng Cọc
 Móng Tay Đục Máng
 Đầu Cua Tai Nheo

3. Đến vùng nghe có tiếng tát nước ầm ầm, Cẩu Khây đã gặp ai?

 Lấy Tai Tát Nước
 Móng Tay Đục Máng
 Nắm Tay Đóng Cọc
 Đầu Cua Tai Nheo

4. Đến một vùng khác, Cẩu Khây đã gặp ai đang ngồi dưới gốc cây?

 Nắm Tay Đóng Cọc
 Lấy Tai Tát Nước
 Móng Tay Đục Máng
 Đầu Cua Tai Nheo

5. Cẩu Khây đã cùng những người bạn của mình đi đâu?

 Cứu giúp người dân.
 Diệt trừ yêu tinh.
 Xây dựng làng mạc.
 Đánh giặc cứu nước.

0
MỘT CHUYẾN ĐI XA          Một người cha dẫn một người con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”          - Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.          - Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.          - Ở...
Đọc tiếp

MỘT CHUYẾN ĐI XA

          Một người cha dẫn một người con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

          - Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

          - Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

          - Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

          tìm và viết lại câu văn thể hiện tinh thần đoàn kết trg bài văn trên

 

                                                                        

1
3 tháng 3 2022

Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

                                     BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨNgay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy...
Đọc tiếp

 

                                    BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Trong câu "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần , mĩ mãn " có mấy tính từ ?

A . Một tính từ .Đó là từ : .............

B. Hai tính từ .Đó là các từ : ..................

C. Ba tính từ .Đó là các từ : ..................

D. Bốn tính từ .Đó là các từ : ..................

Các bạn điền hộ mình luôn vào chỗ dấu chấm nhé !!

 

1
11 tháng 1 2022

Trong câu "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần , mĩ mãn " có mấy tính từ ?

A . Một tính từ .Đó là từ : .............

B. Hai tính từ .Đó là các từ : ..tuyệt trần , mĩ mãn................

C. Ba tính từ .Đó là các từ : ..................

D. Bốn tính từ .Đó là các từ : ..................

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨNgay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.Một hôm...
Đọc tiếp

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích say mê gì ?
1 điểm
A. Thiên nhiên.
B. Đất sét.
C. Đồ ngọc.
Xóa lựa chọn
Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ?
1 điểm
A. Sự tinh tế.
B. Sự chăm chỉ.
C. Sự kiên nhẫn.
Xóa lựa chọn
Câu 3: Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ?
1 điểm
A. Pho tượng cực kì mĩ lệ.
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung.
Xóa lựa chọn
Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?
1 điểm
A. Trên đôi cánh ước mơ
B. Măng mọc thẳng
C. Có chí thì nên
Xóa lựa chọn
Câu 5: Theo em tại sao Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?
1 điểm
A. Nhờ sự kiên trì, kiên nhẫn.
B. Nhờ tốt bụng
C. Nhờ lòng yêu thiên nhiên.
Câu 6: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
1 điểm
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy:
1 điểm
A. ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
B. ung dung, sống động, tưởng tượng
C. sống động, lạ lùng, tưởng tượng
Câu 8: Câu hỏi “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ?
1 điểm
A. để hỏi
B. nói lên sự khẳng định, phủ định
C. tỏ thái độ khen, chê
D. để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
Xóa lựa chọn
Câu 9: Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.’’ có những tính từ ?
1 điểm
A. tự nhủ, mĩ mãn
B. tuyệt trần, mĩ mãn
C. tự nhủ, tuyệt trần.
Câu 10: Trương Bạch được gọi là “nghệ sĩ” . Theo em, có thể thay từ “nghệ sĩ” ở đây bằng từ nào?
1 điểm
A. Nghệ nhân
B. Ca sĩ
C. Anh hùng

1
30 tháng 12 2021

Dài quá bn ơi. Có lẽ lf mình ko giải hết đượcucche

6 tháng 1 2022

ko bt lm thì thôi spam lm j (:?

27 tháng 9 2023

C. Vì cậu bé muốn lan toả tình yêu thương đến các bạn của mình.

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông...
Đọc tiếp

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...

Ông đứng trước mặt cậu, chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

                                                                                                         Hoàng Minh

a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b. Xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ấy.

1
NG
13 tháng 10 2023

a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".

b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố

Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương

- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp

Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá

- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra

Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn

c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".

Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí...
Đọc tiếp

Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

NGỌC THẮNG

b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.

Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN

1
NG
4 tháng 10 2023

Câu chủ đề của mỗi đoạn là 

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm. 

b) "Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn.

4 tháng 1 2023

Tính từ : nghèo, ham

4 tháng 1 2023

Tính từ: nghèo,bé.

NG
2 tháng 10 2023

HS kể lại câu chuyện 

8 tháng 3 2022

đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

8 tháng 3 2022

đánh dấu lời nói đặc biệt của nhân vật