K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2018

Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt:

Đoạn trích là bài học về tính kiêu căng, xốc nổi của chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc Cốc mà dẫn đến cái chết oan của Dế Choắt. Từ đây Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.

a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi) : Vẻ ngoài, tính tình của Dế Mèn.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

- Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

- Hành động :

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

- Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra.

   Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.

1. Người đi - lòng chẳng xa lòng 
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời 

23 tháng 10 2017

Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

25 tháng 2 2018

I. Mở bài.

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ

II. Thân bài.

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

III. Kết bài.

* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Kan Kan bn viết thành bài văn giúp mk luôn nhé

1 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

16 tháng 12 2018

Vào https://vndoc.com

Rồi đánh đề thi ngữ văn ra !

17 tháng 12 2018

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 6

Ngày kiểm tra:...................................

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1,0 điểm)

Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.

Hãy nêu 1 ví dụ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.

b) Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh"

Câu 4: (1,0 điểm)

Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng".

Câu 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm)

Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.

29 tháng 9 2017

Hình tượng Sơn Tinh biểu hiện cho nhân dân và sự cực khổ bao tháng năm để chống ngự thiên tai , nếu  Thủy Tinh thắng thì tương đương với việc nhân dân đã dương cờ trắng trước lũ lụt , dông bão , một hiện tượng tự nhiên hằng năm xảy ra . 

Vì thế nhân dân đã sáng tạo một hình tượng để làm niềm tin vững chắc cho mọi người trên đất Việt Nam

29 tháng 9 2017

Ý nghĩa:

Sơn Tinh: Thể hiện cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta, ko chịu khuất phục trước kẻ thù

Thủy Tinh: Tượng trưng cho thiên tai, lũ lụt,v.v

Ok??

k nhé

7 tháng 11 2017


- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát). 

Thân bài: 

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy. 

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật). 

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả). 

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động). 

Kết bài: 

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó. 

Tham khảo bài làm 

Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài. 

Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ .... 

Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta sẽ tồn tại mãi dẫu nhân gian muôn màu đổi thay.

7 tháng 11 2017

1. MỞ BÀI
- Trong một lần nghỉ hè tôi được ba mẹ cho về quê nội chơi.
- Ở đây tôi làm quen với người bạn mới tên Ái Liên và mọi người thường gọi bạn ấy là Mèo Mun, bạn ấy là con nhà nghèo nhưng rất dễ mến.
2. THÂN BÀI
- Kể lại trường hợp vì sao cả 2 gặp và chơi thân với nhau: Mới về quê nội tôi không quen bạn nào cả. Nhà bạn Ái Liên ở cạnh nhà nội tôi, bạn Ái Liên thấy tôi thường hay ở nhà không đi đâu nên rủ tôi qua nhà bạn ấy chơi.
+ Ngày nào tôi cùng Ái Liên đều đi chơi cùng nhau. Lúc thì chơi ở sân nhà nội, lúc thì rủ nhau đi ra đồng bắt châu chấu hoặc ra đường làng chơi cùng các bạn khác.
+ Chúng tôi thường tự tổ chức những trò chơi như: Kéo xe hoa rụng, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê... rất là vui.
+ Nhà bạn Ái Liên rất nghèo nên bạn hay tủi thân vì không có đồ chơi.
- Ngày tôi gần xa quê để trở lại thành phố:
+ Ái Liên gọi sang bày trò chơi mới.
+ Hôm đó chúng tôi kéo nhau ra bờ đê chơi, tôi bị té xuống mương nước.
+ Ái Liên nhảy xuống cứu nhưng nó cũng không biết bơi.
- May mắn được chú Ba làm ruộng gần đó cứu hai đứa thoát nạn.
+ Đều sặc nước và được cứu kịp thời.
+ Đêm đó nằm ngủ với Nội, nghe nội kể về hoàn cảnh gia đình bạn Ái Liên tôi thương Ái Liên vô hạn.
3. KẾT LUẬN
- Tôi cảm động với tình cảm của bạn ấy dành cho tôi. Tôi mong rằng điều kiện gia đình của bạn sẽ khá hơn để bạn có thể vui vẻ hơn.
- Bây giờ đã vào học lại nhưng tôi và Ái Liên vẫn thường viết thư gửi thăm nhau, kể cho nhau nghe những chuyện ở trường ở lớp.
- Tôi mong tình bạn giữa 2 chúng tôi luôn luôn vui vẻ!

9 tháng 4 2018

Em thấy thực vật thật phong phú và đa dạng. Thực vật có rất nhiều loài, mỗi loài có một cách sinh hoạt khác nhau.Nhờ có chương trình học lớp 6, em đã mở mang được nhiều thứ: tảo là thực vật, dương xỉ sinh sản bằng bào tử,.......Qua đây, chúng ta cũng phải biết bảo vệ rừng vì thực vật giúp chúng ta rất nhiều việc: chống hạn hán, lũ lụt.... Nếu ko có thực vật, chúng ta sẽ chết. Vậy nên chúng ta phải tìm mọi cách để bảo vệ thực vật

29 tháng 10 2021

mà tk là j v mn

30 tháng 10 2017

- Công cụ của người tinh khôn đầu tiên là đá: Ghè đẽo, thô sơ. Họ biết mài dao, rìu từ đá nhưng có hình thù rõ ràng. Xã hội nguyên thuỷ ngày càng phát triển, họ phát hiện ra kim loại từ đó họ dùng kim loại để sản xuất.

- Càng ngày càng tiến bộ mới có được đời sống văn minh như ngày nay.

- Sự tiến bộ vượt bậc của đời sống nguyên thuỷ dần dần lên 1 cấp độ mới. Những tiến bộ này vô cùng quý giá trong đời sống sau này.

P/s: Có gì sai sót mong bạn thông cảm ạ.