K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2022

A

17 tháng 1 2021

Giải thích : Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất từ mặt cong lên mặt phẳng giấy. Vì vậy, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nhưng mức độ chi tiết càng thấp và các loại bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

Đáp án: D

17 tháng 1 2021

D

23 tháng 5 2021

Câu trả lời bị lỗi rồi bạn !

mỏ nội sinh khác mỏ ngoại sinh ở điểm nào 

A quy mô lớn hay nhỏ 

B THUỘC LOẠI KHOÁNG SẢN NÀO 

C sinh ra bên trong hay bên ngoài bề mặt trái đất 

D tỉ lệ các nguyên tố hóa học cao hay thấp

Câu 1:

Thể hiện tỉ lệ gì đó

Câu 2:

- Kinh độ, được ký hiệu bằng chữ cái tiếng Hy Lạp lambda (λ), là giá trị tọa độ địa lý theo hướng đông-tây, được sử dụng phổ biến nhất trong bản đồ họchoa tiêu toàn cầu. Một đường kinh độ được gọi là kinh tuyến và nó tạo thành một nửa đường tròn lớn. Hiểu theo cách đơn giản là kinh độ là các đường thẳng, thay vì vĩ tuyếnvĩ độ nằm ngang.

- Vĩ độ, thường được ký hiệu bằng chữ cái phi ({\displaystyle \phi \,\!}) trong bảng chữ cái Hy Lạp, là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất (hay các hành tinh khác) ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. Vĩ tuyến là các đường nằm ngang được chỉ ra trên các bản đồ chạy theo hướng đông-tây. Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị góc tính bằng độ (ký hiệu °) và/hoặc các đơn vị nhỏ hơn (như phút, giây v.v) nằm trong khoảng từ 0° ở xích đạo tới 90° ở hai cực (90° vĩ bắc đối với Bắc cực hay 90° vĩ nam cho Nam cực của Trái Đất). Góc phụ nhaucủa vĩ độ gọi là độ dư vĩ. Có thể hiểu đơn giản là vĩ độ là các đường nằm ngang.

- Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

-vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng.

16 tháng 12 2017

câu 1:Nêu đặc điểm vận động của Trái Đất. Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra mấy hệ quả ? Hãy nêu những hệ quả đó:

Trái đất có 2 vận động:
* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.

16 tháng 12 2017

Câu2:Lấy 1 ví dụ về tỉ lệ của bản đồ . Nêu ý nghĩa của tỉ lệ đó:

a) Khái niệm:

Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Trên mỗi bản đồ, tỉ lệ được đặt ở dưới tên bản đồ cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ của đối tượng ngoài thực tế lên bản đồ. Thước tỉ lệ thường đặt ở dưới góc bản đồ phục vụ cho việc đo đạc các thông số như khoảng cách và diện tích trên bản đồ.

c) Ví dụ:

Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Chẳng hạn nếu 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000 vì 1 km = 100.000 cm.

Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.

d) Ý nghĩa:

- Cho biết thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

- Tỉ lệ của bản đồ càng lớn thì mức chi tiết của bản độ càng cao.

6 tháng 10 2018

1, -Tỷ lệ bản đồ là sự thu nhỏ hình ảnh của một vùng nào đó lên giấy. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì hình ảnh địa hình địa vật càng thể hiện chi tiết và thấy được trên giấy.

-Cho chúng ta biết kích thước chính xác của khu vực đó.Do khu vực có diện tích quá lớn lên người ta phải dùng tỉ lệ xích để thể hiện nó lên bản đồ.

2, a, Độ dài từ A đến B là :

\(30000\cdot6=180000\left(cm\right)=180\left(m\right)\)

b, Độ dài từ A đến B là :

\(4000000\cdot8=32000000\left(cm\right)=32\left(km\right)\)

6 tháng 10 2018

1)Tỉ lệ bản đồ là và cho biết sự thu nhỏ độ dài thật với độ dài bản đồ.

2)a) Độ dài từ A đến B thực là:

6.30000=180000( cm)=1800 m.

b) Độ dài thực từ A đến B là:

8.4000000=32000000(cm)=320 (km)

13 tháng 12 2018

( Ủa sao không sao chép đc đề nhỉ? thế mik trả lời theo số hộ bạn nhé.)

Câu 1: 1) bản đồ

2) lớn.

3) 4) Hình như bạn sai đề rồi nha.

câu 2:

1) nghiêng

2) đổi hướng

3) Trái Đất.

4) Mặt Trời.

30 tháng 12 2016

Câu 3:

a) Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau :

- Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.

- Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước ti lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ.

- Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đổi chiều khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

b) Nếu dùng ti lệ số thì tính khoảng cách như đã nói ở mục 1.


30 tháng 12 2016

Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ

29 tháng 3 2021

- Hướng từ A1 sang A2 là hướng Tây - Đông.

- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ chính là hiệu số giữa độ cao ghi trên 2 đường đồng mức kề nhau

⟹ Trên lược đồ sgk, chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là 100m.

- Xác định độ cao các điểm A1, A2, B1, B2 và B3:

  + A1 = 900m (trị số của đỉnh A1).

  + A2 > 600m (đỉnh cao hơn đường đồng mức 600m).

  + B1 = 500m (vì ở ngay trên đường đồng mức 500m).

  + B2 = 650m (nằm giữa 2 đường 600m và 700m).

  + B3 = 550m (nằm giữa 2 đường 500m và 600m). 

-  Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ tương ứng với 100.000 cm (1km) ở thực địa. Khoảng cách A1 đến A2 trên lược đồ là 7,7cm nên khoảng cách thực địa từ A1 đến A2 là: 7,7km. 

- Sườn tây của đỉnh A1 có các đường đồng mức gần nhau hơn so với sườn đông nên sườn tây dốc hơn.

 



 

29 tháng 3 2021

mình yêu cầu từ B1 đến B2